Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư tưởng Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 2 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5
Đã cứu 2 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5
 
Dòng 6:
Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn với các thời kì hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tế<ref>{{Chú thích web |url=http://www.haugiang.gov.vn/Portal/DATA/sites/10/chuyende/HOCTAPGUONGDAODUCHOCHIMINH/PHAN3/TUTUONGHOCHIMINH.HTML |ngày truy cập=2012-09-27 |tựa đề=Tư tưởng Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Hậu Giang |archive-date=2012-06-07 |archive-url=https://web.archive.org/web/20120607044256/http://www.haugiang.gov.vn/Portal/DATA/sites/10/chuyende/HOCTAPGUONGDAODUCHOCHIMINH/PHAN3/TUTUONGHOCHIMINH.HTML }}</ref> vào đầu và giữa thế kỷ 20. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh nhận định Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của [[văn hóa Việt Nam|văn hóa dân tộc Việt Nam]], tư tưởng [[cách mạng Pháp]], tư tưởng tự do của [[Hoa Kỳ]], lý tưởng [[cộng sản]] Marx - Lenin, tư tưởng [[văn hóa phương Đông]], [[văn hóa phương Tây]] và phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.<ref name="tthcm1">Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 12, 13, 14</ref>
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra từ Đại hội VII của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam, [[Nhà nước Việt Nam]] cùng các quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của [[dân tộc Việt Nam]].<ref>Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7. Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1991, trang 127</ref> Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy ''Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam''.<ref>[{{Chú thích web |url=http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=443473 |ngày truy cập=2013-03-20 |tựa đề=Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua ngày 19 tháng 1 năm 2011] |archive-date=2013-01-25 |archive-url=https://web.archive.org/web/20130125053016/http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=443473 |url-status=dead }}</ref><ref>{{Chú thích web |url=http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/hochiminh/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=8 |ngày truy cập=2013-03-18 |tựa đề=Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Trần Viết Dương, Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc |archive-date=2021-06-24 |archive-url=https://web.archive.org/web/20210624204208/http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/hochiminh/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=8 |url-status=dead }}</ref> Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.
 
Phần lớn các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh không phân tích các quan điểm của ông theo các thời kỳ lịch sử, không phân tích cụ thể các tác phẩm của ông theo chiều thời gian. Điển hình như năm 1930 khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông cho rằng đấu tranh giải phóng dân tộc đi kèm đấu tranh giải phóng giai cấp. Khi thành lập [[Việt Minh]] thì gác lại chủ trương [[đấu tranh giai cấp]] mà thực hiện đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ và đoàn kết toàn dân [[chống phát xít]] theo đường lối [[Quốc tế Cộng sản]] (chủ trương này khá trùng lặp với đường lối của [[Nguyễn Văn Cừ]] khi làm Tổng bí thư). Đến giai đoạn năm 1945, khi cần tranh thủ sự ủng hộ của [[Đồng Minh]] cho nền độc lập của Việt Nam, ông tuyên bố "''giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương''" và tán dương nền dân chủ.
Dòng 387:
Trên cơ sở các hành động, lời nói, bài viết, phát biểu... của ông, nhiều nhà nghiên cứu đã đúc kết, khái quát lên thành "tư tưởng Hồ Chí Minh". Do phần lớn cuộc đời ông dành cho các hoạt động cách mạng và trong các giai đoạn khác nhau, quan điểm của ông có những sự chuyển dịch khác nhau, mang tính "chiến lược", hay "sách lược" phù hợp với hoàn cảnh thực tế đòi hỏi cách mạng. Nhiều tư liệu chưa được công bố. Khi ông mất, đất nước chưa thống nhất, và phong trào cộng sản quốc tế đang có sự phát triển song song với sự phân rẽ, nên các quan điểm của ông đến khi đó mang tính sách lược nhiều hơn là hệ thống lý luận xuyên suốt. Rất khó để phân biệt sự độc lập tư tưởng của ông với các tư tưởng khác đủ để khái quát lên thành một tư tưởng triết học hay chính trị độc lập. Phần lớn các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh không phân tích các quan điểm của ông theo các thời kỳ lịch sử, không phân tích cụ thể các tác phẩm của ông theo thời gian. Có những quan điểm cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là "đối lập" với [[chủ nghĩa Marx - Lenin]], là theo [[chủ nghĩa dân tộc]], "đồng nhất 'chủ nghĩa dân tộc' trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, mang bản chất của giai cấp tư sản", hay "Hồ Chí Minh chỉ lấy chủ nghĩa Marx - Lenin làm phương tiện". Tuy nhiên nhà nước Việt Nam vẫn khẳng định Hồ Chí Minh đi theo chủ nghĩa Marx - Lenin, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản, phát triển thành chủ nghĩa quốc tế. Theo quan điểm Marxist thì chủ nghĩa dân tộc xa lạ với bản chất của giai cấp vô sản là giai cấp đại diện cho chủ nghĩa quốc tế. Theo Hồ Chí Minh, "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản".<ref>{{Chú thích web |url=http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2011/3762/Tu-chu-nghia-yeu-nuoc-den-chu-nghia-cong-san-cua-Nguyen.aspx |ngày truy cập=2020-06-23 |tựa đề=Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh |archive-date=2020-06-25 |archive-url=https://web.archive.org/web/20200625234443/http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2011/3762/Tu-chu-nghia-yeu-nuoc-den-chu-nghia-cong-san-cua-Nguyen.aspx |url-status=dead }}</ref>
 
Theo PGS.TS Lê Văn Tích, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên kết hợp thành công sức mạnh trong nước và quốc tế - dân tộc và thời đại, yếu tố khách quan và chủ quan để tìm ra lời giải cho "Bài toán thế kỷ" đã đặt ra cho dân tộc từ đầu thế kỷ XX. Mặc dù Luận cương của Lenin cũng như những quan điểm của Quốc tế Cộng sản và [[Đảng Cộng sản Pháp]] có vị trí quan trọng trong "con đường cứu nước" mà Hồ Chí Minh tìm đến; song đó chưa phải là con đường cứu nước Hồ Chí Minh, bởi lẽ đó chỉ là những nguyên tắc lý luận, định hướng mang tính phổ biến. Con đường cứu nước Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo những nguyên tắc, quan điểm ấy vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.<ref>[{{Chú thích web |url=http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=458733#_ftn5 |ngày truy cập=2012-01-01 |tựa đề=Bối cảnh lịch sử tác động đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh, PGS.TS Lê Văn Tích, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam] |archive-date=2013-10-29 |archive-url=https://web.archive.org/web/20131029191934/http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=458733#_ftn5 |url-status=dead }}</ref> Theo Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, đã vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, đưa ra nhiều kiến giải mới nhằm bổ sung vào lý luận Mác - Lênin.<ref name="ReferenceA" />
 
Các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đánh giá nét sáng tạo của Hồ Chí Minh trước hết là ở chỗ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội, luận giải nó ''từ khát vọng giải phóng dân tộc'' và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để.<ref name="ReferenceA"/> Hồ Chí Minh luận giải tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, của phương Đông. Từ việc phân tích một cách khoa học truyền thống tư tưởng - văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, các nước phương Đông, sự tàn bạo của chế độ thuộc địa tại các nước đó, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức mới lạ: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở châu Á, phương Đông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu.<ref name="ReferenceA"/> Hồ Chí Minh đã nhận thức tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội như là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện tại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa. Ông không tuyệt đối hóa một mặt nào và đánh giá đúng vị trí của chúng. Trước hết, Hồ Chí Minh luận giải sự ra đời và bản chất của chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hồ Chí Minh cho rằng, sự hình thành, phát triển và chín muồi của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Trên cơ sở một nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống, các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào mỗi quan hệ và lĩnh vực xã hội. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính nhân văn thể hiện rất rõ trong nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.<ref name="ReferenceA">Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 53, 54, 55</ref> Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng Hồ Chí Minh đã làm phong phú cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, có những cống hiến xuất sắc vào việc phát triển lý luận Mác - Lênin.<ref name="ReferenceA"/> Quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của Lênin về hai giai đoạn cách mạng- cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.<ref>Sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, PGS.TS Bùi Đình Phong, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương</ref> Chính ở nội dung cụ thể này, Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa và làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.<ref name="hcmtt114" /> Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội kém phát triển, lạc hậu của Việt Nam trong thời kỳ nửa thuộc địa nửa phong kiến và sau khi giành độc lập. Nên trong nhiều bài viết, bài phát biểu, diễn giải của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội hết sức đơn giản cho phù hợp với trình độ dân trí, nhận thức của đại đa số quần chúng và cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó.