Đá Ba Kè[2] hay bãi Ba Kè (tiếng Anh: Bombay Castle; tiếng Trung: 蓬勃堡; bính âm: Péngbóbǎo, Hán-Việt: Bồng Bột Bảo) là một rạn san hô thuộc bãi Vũng Mây, phía nam Biển Đông. Tại đây Việt Nam cho xây dựng cấu trúc thép gọi là nhà giàn DK1, đồng thời duy trì một hải đăng.

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Ba Kè
Ảnh vệ tinh chụp đá Ba Kè (tháng 8, 2022)
Địa lý
Vị trí của đá Ba Kè
Vị trí của đá Ba Kè
đá Ba Kè
Vị tríBiển Đông
Tọa độ7°56′11″B 111°43′5″Đ / 7,93639°B 111,71806°Đ / 7.93639; 111.71806 (đá Ba Kè)
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhBà Rịa – Vũng Tàu
Tranh chấp giữa
Quốc gia Việt Nam

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Đài Loan

Quốc gia

 Brunei
Bãi Vũng Mây
đá Ba Kè
bãi Đất
bãi Đinh
Vị trí ba nhà giàn DK1
Hải đăng Ba Kè
Năm khởi xây Trước 1995 (1995)
Vật liệu xây thân thép
Chiều cao công trình (tính đến đế) 22,5m
Nguồn sáng Đèn chính: VMS-S ML400
Tầm chiếu sáng Ngày: 10 hải lý
Đêm: 12 hải lý
Đặc tính ánh sáng Fl(3+1) W 12s
Số Admiralty F2825.19[1]
Số NGA 20290.6[1]
Số ARLHS SPR-006[1]

Địa lý sửa

Đá Ba Kè là rạn san hô nằm ở đầu mút phía bắc vành san hô của bãi Vũng Mây, cách Vũng Tàu khoảng 579 km về phía đông nam.[3] Đây là bãi cạn nhất trong bãi Vũng Mây, có độ sâu 3,2m.[4] Trên bản đồ hàng hải quốc tế, đá Ba Kè được đặt tên là Bombay Castle theo tên một con tàu của Công ty Đông Ấn Anh.

Nhà giàn sửa

Tại đá Ba Kè, bãi Đất và bãi Đinh (đều thuộc bãi Vũng Mây),[5] Việt Nam dựng lên ba cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1. "DK" là chữ cái đầu viết tắt của cụm từ "Dịch vụ - Khoa học kỹ thuật", còn chữ số "1" là để chỉ những nhà giàn ở vòng ngoài cùng, xa nhất so với đất liền. Mặc dù nằm tại các bãi cạn khác nhau nhưng các nhà giàn đều được gọi là nhà giàn Ba Kè. Hiện các nhà giàn này do Lữ đoàn 171 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân Việt Nam kiểm soát.[6]

  • Nhà giàn DK1/9 (tức nhà giàn Ba Kè B hay Ba Kè 2): hoàn thành ngày 22 tháng 8 năm 1993, gần đá Ba Kè;
  • Nhà giàn DK1/20 (tức nhà giàn Ba Kè C hay Ba Kè 3): hoàn thành ngày 13 tháng 8 năm 1998;
  • Nhà giàn DK1/21 (tức nhà giàn Ba Kè D hay Ba Kè 4): hoàn thành ngày 19 tháng 8 năm 1998, .

Hải đăng sửa

Hải đăng đá Ba Kè có chiều cao tháp đèn 22,5 m, có tầm hiệu lực ban ngày là 10 hải lý, ban đêm là 12 hải lý. Ánh sáng trắng, chớp nhóm 3+1, chu kỳ 12 giây.[7] Số Admiralty là F2825.19.[1]

Ngoài ra, còn có hai hải đăng khác tại bãi Đất và bãi Đinh, đều có chiều cao tháp đèn 22 m, ánh sáng trắng, chưa rõ đặc tính ánh sáng. Số Admiralty là F2825.191 và F2825.1911.[1]

Các yêu sách sửa

Việt Nam tuyên bố bãi Vũng Mây [trong đó có đá Ba Kè] nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa.[8] Đài LoanTrung Quốc quan niệm bãi này thuộc quần đảo Nam Sa, còn Brunei đòi hỏi bãi Vũng Mây theo luận điểm bãi này thuộc thềm lục địa mở rộng của họ.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e Rowlett, Russ. “Lighthouses of the Spratly Islands” (bằng tiếng Anh). The Public's Library and Digital Archive. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ “Bản đồ hành chính Việt Nam”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ [Việt Nam]. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ Mai, Thanh Hải (ngày 2 tháng 2 năm 2016). “Tàu Trung Quốc tăng đột biến quanh bãi ngầm Ba Kè”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ Pub. 93 Sailing Directions for Western Shores of South China Sea: Singapore Strait to Hong Kong - Part 1 (bằng tiếng Anh) (ấn bản 5). Department of Defense, Defense Mapping Agency, Hydrograhic Center. 1976. tr. 85.
  5. ^ “Vietnam Builds Up Its Remote Outposts” (bằng tiếng Anh). Center for Strategic and International Studies. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ Nguyễn, Long (ngày 10 tháng 7 năm 2016). “Lữ đoàn 171 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ “Hải đăng Ba Kè”. Trang thông tin điện tử Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam [Việt Nam]. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ Ban Tuyên giáo Trung ương [Việt Nam] (2013). 100 câu hỏi-đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. tr. 141–43. ISBN 978-6048001506.