Bầu cử tổng thống Đài Loan 2020

Bầu cử tổng thống trên lãnh thổ Đài Loan năm 2020

Cuộc bầu cử tổng thống và phó tổng thống lần thứ 15 của Trung Hoa Dân Quốc được tổ chức tại Đài Loan vào thứ bảy ngày 11 tháng 1 năm 2020.[1] Quá trình bầu cử sơ bộ và đề cử ứng cử viên tổng thống được tổ chức vào cuối năm 2019.

Bầu cử tổng thống Đài Loan 2020

← 2016 11 tháng 1 năm 2020 (2020-01-11) 2024 →
Đăng ký19,311,105
Số người đi bầu74.90% Tăng 8.63 pp
 
Đề cử Thái Anh Văn Hàn Quốc Du
Đảng DPP KMT
Đồng ứng cử Lại Thanh Đức Trương Thiện Chính
Phiếu phổ thông  8,170,231 5,522,119
Tỉ lệ 57.13% 38.61%

Bầu lãnh đạo các đơn vị cấp quận, huyện. Màu xanh lá: phe Thái-Lại; màu xanh dương: phe Hàn-Trương

Tổng thống trước bầu cử

Thái Anh Văn
DPP

Tổng thống được bầu

Thái Anh Văn
DPP

Kết quả bầu cử, tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn của Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) tái đắc cử với 57.1% số phiếu, đánh bại thị trưởng Cao HùngHàn Quốc Du đại diện cho Quốc dân Đảng (KMT)[2][3]. Bà sẽ làm lễ nhậm chức kỳ thứ 2 vào ngày 20 tháng 5 năm 2020.

Chiến dịch tranh cử tổng thống chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc biểu tình ở Hồng Kông diễn ra cùng lúc trong năm 2019. Các động thái của Trung Quốc trong tình trạng bạo lực leo thang ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã tác động mạnh đến dư luận Đài Loan và vô tình tạo điều kiện cho bà Thái và Đảng DPP chiến thắng với lập trường ủng hộ phong trào độc lập cho Đài Loan.[4]

Cuộc bầu cử có đến 74,9% cử tri đi bỏ phiếu, lớn nhất trong toàn bộ các cuộc bầu cử toàn quốc kể từ năm 2008. Bà Thái Anh Văn dành số phiếu kỷ lục 8,17 triệu phiếu, tương đương 57,1% tổng số phiếu, lớn nhất trong lịch sử tranh cử tổng thống của Đảng DPP.[4]

Điều kiện tranh cử sửa

Từ năm 2000 đến nay, Đảng Dân Tiến đã thắng ba lần trong cuộc bầu cử tổng thống, Quốc Dân Đảng hai lần. Còn Quốc hội thường do các phe chủ trương "một Trung Quốc" kiểm soát, cho đến năm 2016, lần đầu tiên Dân Tiến giành được cả ngôi vị tổng thống lẫn đa số trong Quốc hội.[5]

Các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống được bầu theo liên danh, sử dụng hệ thống đầu phiếu đa số tương đối. Đây là cuộc bầu cử trực tiếp cho chức tổng thống và phó tổng thống lần thứ bảy, các tổng thống trước đây đã được bầu chọn gián tiếp qua Quốc hội cho đến năm 1996.

Theo Điều 22 của Đạo luật Bầu cử và Bãi nhiệm Tổng thống và Phó Tổng thống, Đảng dân chủ tiến bộ (DPP), Kuomintang (còn gọi là Quốc dân Đảng, viết tắt là KMT), Đảng quyền lực mới (NPP) và Đảng Thân Dân (PFP), đã nhận được hơn năm phần trăm tổng số phiếu bầu trong cuộc bầu cử mới nhất ở bất kỳ cấp nào, đủ điều kiện để tranh cử chức Tổng thống và Phó Tổng thống, đăng ký với Ủy ban bầu cử trung ương, được đệ trình theo cách giới thiệu của Đảng chính trị, một lá thư giới thiệu được đóng dấu con dấu của Đảng chính trị do Bộ Nội vụ cấp sẽ được nộp cùng với đơn. Theo Điều 23, các ứng cử viên độc lập và các Đảng nhỏ hơn cũng đủ điều kiện để tranh cử, đăng ký làm ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống bằng cách ký tên chung, trong vòng năm ngày sau khi thông báo bầu cử được đưa ra, nộp cho cho Ủy ban Bầu cử Trung ương với danh sách những người ký tên chung và với 1,5% tổng số cử tri trong cuộc bầu cử Ủy viên Lập pháp mới nhất và trả khoản tiền thế chân 1.000.000 NT$.[6]

Theo hiến pháp, Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn và Phó Tổng thống Trần Kiến Nhân, những người sẽ hoàn thành nhiệm kỳ đầu tiên, có đủ điều kiện để tái cử. Ông Nhân tuyên bố vào tháng 3 năm 2019 rằng ông sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là phó tổng thống.

Bối cảnh sửa

Đảng đương nhiệm sửa

Thái Anh VănĐảng Dân chủ tiến bộ (DPP) chịu thất bại nặng nề sau cuộc bầu cử địa phương năm 2018 do bất mãn lan rộng từ hàng loạt chính sách quốc nội, bao gồm việc cải cách lương hưu, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, ô nhiễm môi trường, và cải cách luật lao động. Trước thềm bầu cử, nội bộ của bà Thái Anh Văn bị dính líu đến một đường dây buôn lậu thuốc lá, vụ bê bối này còn liên quan đến những nhân vật quan trọng trong hàng ngũ quản trị của hãng hàng không quốc gia China Airlines và cục an ninh quốc gia Đài Loan. Ảnh hưởng từ vụ bê bối, nội bộ lục đục, và việc nhận được kết quả thấp trong các cuộc khảo sát khiến triển vọng tái đắc cử của bà Thái Anh Văn trở nên xấu đi.[7]

Tác động từ biểu tình ở Hồng Kông sửa

Cục diện của chiến dịch tranh cử bị xoay chiều khi chuỗi sự kiện biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông nổ ra vào tháng 3 năm 2019. Nguyên nhân cuộc biểu tình đến từ một vụ án mạng diễn ra ở Đài Bắc vào năm 2018, trong đó cả thủ phạm lẫn nạn nhân đều là người Hồng Kông dẫn đến nhiều bất cập về việc nước nào có thẩm quyền dẫn độ và truy tố tội phạm. Vốn dĩ Đảng DPP của bà Thái mang lập trường ủng hộ độc lập cho Đài Loan, nên khi cuộc biểu tình nóng lên vào nửa cuối năm 2019, bà Thái nhanh tay nắm lấy thời cơ và bắt đầu tô vẽ rằng tình hình ở Hồng Kông là hệ quả của việc Bắc Kinh bành trướng quyền hành của mình lên các lãnh thổ tự trị.

Tháng 1 năm 2019, lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung QuốcTập Cận Bình đã tuyên bố Đài Loan "phải và sẽ" hợp nhất với Trung Quốc trên cơ sở một quốc gia hai thể chế tương tự Hồng Kông.[8] Thêm vào đó, trong suốt năm 2019 một số quốc gia vốn có quan hệ ngoại giao với Đài Loan đã cắt đứt quan hệ để ủng hộ Trung Quốc. Bà Thái tuyên bố rằng Đài Loan "sẽ không bao giờ chấp nhận chế độ một quốc gia hai thể chế" và rằng "Hồng Kông hôm nay có thể là Đài Loan ngày mai". Quan điểm cứng rắng của Thái Anh Văn đã đưa bà đến chiến thắng ngoạn mục trong hoàn cảnh Đảng mình đang đi xuống.

 
Kết quả khảo sát dư luận Đài Loan từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019. Lưu ý, trục hoành khi theo thứ tự tháng/ngày/năm. Màu xanh lá cây: Thái Anh Văn Màu xanh dương: Hàn Quốc Du Màu cam: Tống Sở Du

Đề cử sửa

Đảng Dân chủ tiến bộ sửa

Cơ hội tái đắc cử của Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn đã bị giáng một đòn mạnh sau thất bại lớn của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương 2018, nơi DPP mất bảy trong số 13 thành phố và các quận mà Đảng này đã giữ chức trước đó. Tỷ lệ phiếu bầu của DPP cũng giảm từ 56 xuống 39% kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.[9] Bà Văn từ chức chủ tịch Đảng sau khi thất bại. Tuy nhiên, bà tiếp tục nhận tỷ lệ thấp trong các cuộc thăm dò đồng thời cho thấy hầu hết người Đài Loan ủng hộ Thủ tướng Lại Thanh Đức trong cuộc bầu cử năm 2020, người đã từ chức thủ tướng vì thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 1 năm 2019.

Vào ngày 19 tháng 2 năm 2019, Thái Anh Văn đã nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn rằng bà sẽ ra tranh cử lại, mặc dù phải đối mặt với các kêu gọi từ các thành viên cấp cao của Đảng mình là không nên tái cử.

Vào ngày 18 tháng 3, Lại Thanh Đức đã đăng ký trong cuộc bầu cử ứng cử viên tổng thống của Đảng, nói rằng ông có thể gánh vác trách nhiệm lãnh đạo Đài Loan trong việc tự bảo vệ nước mình khỏi bị Trung Quốc thôn tính.[10] Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, có một thách thức chính nghiêm trọng đối với một tổng thống đương nhiệm.[11]

Tuy nhiên bà Văn được DPP đề cử vào ngày 19 tháng 6 năm 2019.[12][13] Bà và Lại Thanh Đức cùng nhau tranh cử dưới liên danh Đảng DPP, trong đó bà Thái tranh cử chức tổng thống và ông Lại tranh cử chức phó tổng thống, chính thức đăng ký vào ngày 17 tháng 11 năm 2019.[14]

Đề cử sửa

 
Liên danh Dân chủ Tiến bộ 2020
Thái Anh Văn Lại Thanh Đức
chức tổng thống chức phó tổng thống
 
 
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc



(2016-hiện tại)
Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc



(2017-2019)

Quốc dân Đảng sửa

Vào ngày 15 tháng 7, Hàn Quốc Du được tuyên bố là đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ Đảng trong một cuộc họp báo của Phó Chủ tịch Quốc dân Đảng Tăng Vĩnh Quyền.[15] Vào ngày 11 tháng 11, Trương Thiện Chính ứng cử viên độc lập đã tham gia liên danh Quốc dân Đảng với tư cách là ứng cử viên phó tổng thống.[16] Liên danh Quốc dân Đảng đã hoàn tất đăng ký cho cuộc bầu cử vào ngày 18 tháng 11 năm 2019.[17][18]

Đề cử sửa

 
Liên danh Kuomintang 2020
Hàn Quốc Du Trương Thiện Chính
chức tổng thống chức phó tổng thống
 
 
Thị trưởng Cao Hùng



(2018 - Hiện tại)
Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc



(2016)

Đảng Thân Dân sửa

Vào ngày 13 tháng 11 năm 2019, Tống Sở Du, chủ tịch của Đảng Thân Dân tuyên bố ra tranh cử lần thứ tư chức vụ tổng thống, cùng với ứng cử viên độc lập và là cựu chủ tịch của Tập đoàn United Communications, Sandra Yu (Hán-Việt: Dư Tương).[19]

Đề cử sửa

 
Liên danh Đảng Thân Dân 2020
Tống Sở Du Dư Tương
cho tổng thống cho phó tổng thống
 
Thống đốc Đài Loan



(1994 -1998)
Chủ tịch Tập đoàn United Communications


(2009-2018)

Triển vọng sửa

  • Pierre Haski trên L’Obs nhận xét[5]:
    • Năm 2018, Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn đã thất bại trong cuộc bầu cử địa phương, khiến cơ hội tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trở nên mong manh. Nhưng đến tháng Giêng 2019, Tập Cận Bình có bài phát biểu đầy hung hăng, chỉ cho người dân Đài Loan chọn một trong hai con đường. Hoặc thống nhất hòa bình theo quy chế « Một đất nước, hai chế độ » theo kiểu Hồng Kông, hoặc bằng vũ lực ! Sau bài diễn văn này, tỉ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn tăng trở lại.
    • Cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ củng cố thêm sự gắn bó của người dân với nền dân chủ của mình, và các cuộc thăm dò cho thấy chỉ có 10% dân Đài Loan muốn thống nhất với « mẫu quốc ». Đó là dấu hiệu thất bại của quyền lực mềm Trung Quốc, và là thông điệp của những lá phiếu ngày 11/1 tới tại Đài Loan.
  • The Economist nhận định[5]:
    • Việc bà Thái ủng hộ người biểu tình Hồng Kông có thể làm tăng cơ may thắng cử, bên cạnh đó sự kiện Mỹ nói không với công nghệ Trung Quốc cũng mang lại thế mạnh cho bà. Các tập đoàn công nghệ Đài Loan không muốn gánh lấy rủi ro bị mất thị trường phương Tây nếu đứng về phía Bắc Kinh. Một số còn dịch chuyển sản xuất từ Hoa lục sang các nước Đông Nam Á hoặc về Đài Loan. Ít gắn bó với Trung Quốc, họ sẽ quan tâm đến Dân Tiến hơn.
    • Đối thủ chính của bà Thái Anh Văn là Hàn Quốc Du (Han Kuo Yu), thị trưởng Cao Hùng; nhưng cơ hội của ông này bị giảm sút từ tháng 11/2019 khi một chính khách thân Trung Quốc khác là Tống Sở Du (James Soong), chủ tịch Đảng Thân Dân ra tranh cử, có thể chia bớt phiếu của ông.

Phản ứng hậu bầu cử sửa

Trung Quốc sửa

  • Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ, Anh, Nhật Bản và Singapore gởi thư chúc mừng bà Thái cùng Đảng Dân chủ tiến bộ của bà: "Chúng tôi thực sự thất vọng và phản đối mạnh mẽ các hành động như vậy. Trung Quốc kiên quyết phản đối chuyện trao đổi văn bản chính thức giữa Đài Loan và các nước đã thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc".[20]
  • Theo hãng thông tấn AFP, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nỗ lực hạ uy tín và ảnh hưởng của bà Thái sau bầu cử. Tân Hoa xã cáo buộc bà Thái và Đảng của bà sử dụng "các trò bẩn" để giành chiến thắng, bao gồm cả việc mua phiếu.[20]

Tham khảo sửa

  1. ^ Wang, Cheng-chung; Ko, Lin (ngày 19 tháng 3 năm 2019). “Presidential, legislative elections to be held Jan. 11, 2020”. Central News Agency. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ “Taiwan opposition candidate admits defeat in presidential election”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2020.
  3. ^ Kuo, Lily (ngày 11 tháng 1 năm 2020). “Taiwan re-elects Tsai Ing-Wen as president in clear message to China”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ a b “Taiwan's Tsai wins second presidential term” (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ a b c “Bầu cử Đài Loan: Thất bại thấy trước của quyền lực mềm Trung Quốc”. RFI. ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ “Presidential and Vice Presidential Election and Recall Act”.
  7. ^ "随行出访国安人员走私香烟 蔡英文震怒三官员受惩处". 联合早报. Ngày 23 tháng 7 năm 2019. Lưu lại từ bản gốc gào ngày 15 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
  8. ^ “Đài Loan "phải và sẽ" hợp nhất với Trung Quốc”. BBC tiếng Việt. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2019.
  9. ^ “Taiwan's ruling party faces serious challenges in 2020”. Asia Times. ngày 11 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ Yang, Chun-hui; Hsiao, Sherry (ngày 19 tháng 3 năm 2019). “Lai seeks DPP's backing for 2020 race”. Taipei Times. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2019.
  11. ^ “Tsai Ing-wen, Taiwan's president, is challenged by a former underling”. The Economist. ngày 21 tháng 3 năm 2019.
  12. ^ Yeh, Su-ping; Elizabeth, Hsu (ngày 18 tháng 6 năm 2019). “DPP to officially nominate Tsai as candidate in 2020 election”. Central News Agency. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2019.
  13. ^ Ku, Chuan; Yeh, Su-ping; Lim, Emerson (ngày 19 tháng 6 năm 2019). “DPP formally backs Tsai Ing-wen as 2020 presidential nominee”. Central News Agency. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2019.
  14. ^ Ku, Chuan; Yeh, Su-ping; Hsu, Elizabeth (ngày 17 tháng 11 năm 2019). “Tsai-Lai presidential ticket formally formed”. Central News Agency. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  15. ^ News, Taiwan. “Breaking News: Han wins KMT primary poll for...”. Taiwan News. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  16. ^ Lin, Shu-yuan; Huang, Frances (ngày 11 tháng 11 năm 2019). “Han announces former premier Chang as running mate”. Central News Agency. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  17. ^ Lim, Emerson; Yeh, Joseph (ngày 18 tháng 11 năm 2019). “KMT presidential candidates register for January 2020 election”. Central News Agency. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  18. ^ Maxon, Ann (ngày 19 tháng 11 năm 2019). “2020 ELECTIONS: Han registers for presidential election”. Taipei Times. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2019.
  19. ^ Wang, Cheng-chung; Huang, Frances (ngày 13 tháng 11 năm 2019). “James Soong announces presidential bid (update)”. Central News Agency. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  20. ^ a b “Trung Quốc nổi cáu vì nhiều nước chúc mừng bà Thái Anh Văn”. Tuổi Trẻ. ngày 12 tháng 1 năm 2020.