Hồi mã thương

trang định hướng Wikimedia

Hồi mã thương (chữ Hán: 回馬槍) hay hồi mã thế là một kỹ thuật chiến đấu tay đôi trong các cuộc chiến đấu bằng thương thời cổ. Đây được coi là một tuyệt chiêu võ thuật của người Trung Hoa.

Kỹ thuật sửa

Kỹ thuật cốt yếu của Hồi mã thương nguyên thủy phải gồm 03 yếu tố đó là vũ khí (thương), phương tiện (ngựa - mã) và chiến thuật (hồi - đột ngột tập kích trở lại).

Nói chung đây là một chiến thuật chiến đấu mà các chiến sĩ chủ yếu dùng cây thương làm vũ khí. Trong chiêu này, người ta giả vờ thua chạy, nhử cho đối thủ đuổi theo thật sát sau lưng rồi bất ngờ quay ngựa phóng thương (hoặc đâm ngược) để phản kích. Sự độc đáo của đòn hồi mã thương là tính bất ngờ, khiến đối phương không kịp trở tay.[cần dẫn nguồn]

Một kỹ thuật được cho là tương đồng với hồi mã thương là chước đà dao hay đà đao. Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, nhân vật Quan Vũ sử dụng chiêu hồi mã thế khi đánh nhau với Hoàng Trung, theo đó Quan Vũ kịch chiến không phân thắng bại với Hoàng Trung, ông ta bèn quay ngựa bỏ chạy, dụ Hoàng Trung đuổi theo để bất ngờ xoay thanh đại đao chém ngược lại. Nhưng Hoàng Trung lại ngã ngựa vì ngựa ông ta gãy chân nên chiêu này không thi triển được, sau đó Quan Vũ tha chết cho Hoàng Trung.[1]

Ngoài ra trong thế võ này thì ngựa cũng không phải là yếu tố bắt buộc. Trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu của Kim Dung thì nhân vật Dương Khang đã sử dụng chiêu Hồi mã thương để đánh bại Quách Tĩnh. Trước đó thì Dương Thiết Tâm cha của Dương Khang cũng đã dùng chiêu thức này giao đấu với đạo sĩ Khâu Xứ Cơ. Với chiêu thức này thì đối phương đã nhận ra thân thế của người sử dụng thuộc dòng họ Dương.

Nghĩa rộng sửa

Mặc dù đây là một thế võ nhưng với sự lợi hại bởi yếu tố bất ngờ và hiệu quả, dụng rộng rãi trong võ thuật Trung Hoa. Đặc biệt, thuật ngữ "Hồi mã thương" không chỉ đơn thuần đề cập về một thế võ, đòn đánh mà nó đã được nâng lên thành một thuật ngữ để chỉ sự phản kích, phản công của một đối thủ với đối thủ còn lại trong các cuộc thi đấu cũng như chỉ một chiến thuật thi đấu, kinh doanh

Ngoài ra, thuật ngữ này được các nhà báo thể thao sử dụng một cách thông dụng trong việc diễn tả các trận bóng đá để mô tả về lối chơi phòng thủ phản công hoặc các trận đấu có sự lội ngược dòng về tỷ số.[2]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, Hồi thứ 53
  2. ^ “Tin tức Thanh Niên Online - Báo điện tử, tin nhanh, tin mới, thời sự”. Thanh Niên Online. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập 7 tháng 10 năm 2015.