Rắn độc là các loài rắn có nọc độc, chúng sử dụng nước bọt, chất độc tiết qua những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi (ngược lại, đa số loài rắn không độc xiết con mồi đến chết). Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân chia chính thức dùng trong phân loại. Rắn độc thuộc các họ Elapidae, Viperidae, Hydrophiidae, và Atractaspididae (và một số từ họ Colubridae) là loài rắn có nọc độc lớn.

Rắn độc nhất thế giới, theo tiêu chuẩn LD50, là Oxyuranus microlepidotus.

Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần kinh, như loài rắn cây đước độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng đồng thời nanh cong về phía sau. Điều này gây khó khăn cho rắn để sử dụng nọc cũng như cho các nhà khoa học muốn lấy chúng.

Trong số khoảng 3.500 loài rắn trên thế giới, khoảng 600 có nọc độc. Rắn độc bao gồm một số họ rắn và không hình thành một nhóm phân loại duy nhất. Điều này đã được giải thích có nghĩa là nọc độc ở rắn có nguồn gốc nhiều hơn một lần như là kết quả của sự tiến hóa hội tụ. Bằng chứng gần đây đã được trình bày giả thuyết Toxicofera.

Một số loài rắn độc tiêu biểu sửa

Chỉ số LD50 được sử dụng để so sánh mức độ độc của nọc các loài rắn, với chỉ số càng nhỏ thì rắn càng độc.[1] Có 4 phương pháp đã được sử dụng để đo bao gồm tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp và tiêm phúc mạc.

Các loài rắn độc nhất thế giới[2][3][4]
Loài Vùng subcutaneous injection LD50 0.1% bovine serum albumin in Saline subcutaneous injection LD50 Saline intravenous injection LD50 Ảnh
Rắn Taipan nội địa
Oxyuranus microlepidotus
Úc 0.01 mg/kg 0.025 mg/kg N/A  
Aipysurus duboisii Biển San hô, Biển Arafura, Biển Timor, Sông Tar và Ấn Độ Dương N/A 0.044 mg/kg N/A
Pseudonaja textilis Úc, Papua New Guinea, Indonesia 0.041 mg/kg 0.053 mg/kg 0.01 mg/kg  
Hydrophis platurus Vùng biển nhiệt đới đại dương N/A 0.067 mg/kg N/A  
Hydrophis peronii Vịnh Thái Lan, eo biển Đài Loan, đảo thuộc biển San hô và những nơi khác N/A 0.079 mg/kg N/A  
Oxyuranus scutellatus Úc 0.064 mg/kg 0.105 mg/kg 0.013 mg/kg  
Cạp nia bắc
Bungarus multicinctus
Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Miến Điện N/A 0.108 mg/kg 0.061 mg/kg  
Pseudolaticauda semifasciata bờ biển phía đông của bán đảo Mã Lai và Brunei, và ở Halmahera, Indonesia. N/A 0.111 mg/kg N/A  
Notechis scutatus đen Úc 0.099 mg/kg 0.131 mg/kg N/A  
Mainland Tiger snake Úc 0.118 mg/kg 0.118 mg/kg 0.014 mg/kg
Western Australian Tiger snake Úc 0.124 mg/kg 0.194 mg/kg N/A
Hydrophis schistosus vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhiệt đới 0.164 mg/kg 0.1125 mg/kg N/A  

Tham khảo sửa

  1. ^ Mackessy, Stephen P. (tháng 6 năm 2002). “Biochemistry and pharmacology of colubrid snake venoms” (PDF). Journal of Toxicology: Toxin Reviews. 21 (1–2): 43–83. CiteSeerX 10.1.1.596.5081. doi:10.1081/TXR-120004741. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  2. ^ Broad and Sutherland, 1979. The lethality in mice of dangerous Australian and other snake venom Toxicon vol. 17 Retrieved ngày 8 tháng 4 năm 2014
  3. ^ The Australian venom research unit (ngày 11 tháng 1 năm 2014). Facts and Figures: World's Most Venomous Snakes. University of Melbourne. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ Fry, B. Associate professor, School of Biological Sciences, University of Queensland (ngày 24 tháng 2 năm 2012). "Snakes Venom LD50 – list of the available data and sorted by route of injection ". venomdoc.com. (archived) Retrieved ngày 14 tháng 10 năm 2013.

Liên kết ngoài sửa