Tàu thăm dò hấp dẫn B

Tàu thăm dò hấp dẫn B (tiếng Anh: Gravity Probe B, viết tắt GP-B) là vệ tinh thí nghiệm khoa học được phóng lên ngày 20 tháng 4 năm 2004 bằng tàu Delta II.[3] Giai đoạn thu thập dữ liệu khoa học từ tàu kéo dài đến cuối năm 2005;[4] với mục đích đo độ cong của không thời gian gần Trái Đất, hay là tenxơ năng lượng-ứng suất (nó mô tả sự phân bố và chuyển động của vật chất trong không thời gian) gần Trái Đất. Những kết quả này sẽ dùng để kiểm chứng thuyết tương đối rộng, hấp dẫn từ học (gravitomagnetism) và các mô hình liên quan. Người đứng đầu thí nghiệm này (principal investigator) là Francis Everitt.

Gravity Probe B
Tổ chứcNASAĐại học Stanford
Nhà thầu chínhLockheed Martin
Kiểu nhiệm vụKiểm chứng Thuyết tương đối rộng
Vệ tinh củaTrái Đất
Quỹ đạoQuỹ đạo cực ở 642 km[1]
Ngày phóng16:57:25, 20 tháng 4 năm 2004 (UTC) (2004-04-20T16:57:25Z)
Tàu phóngTàu vũ trụ Delta II
Điểm phóngCăn cứ không quân Vandenberg, California
Thời gian phi vụ17,5 tháng[1]
NSSDC ID2004-014A
Trang chủeinstein.stanford.edu
Khối lượng3 100 kg[1]
Công suấtTổng năng lượng tiêu thụ: 606 Wat (Tàu không gian: 293 W, Thiết bị khoa học: 313 W)[1]
Pin35 Ampe giờ[1]
Thông số quỹ đạo
Bán trục lớn7 027,4 km (4 366,6 mi)[1]
Độ lệch0,0014[1]
Độ nghiêng90,007°[1]
Chu kỳ quỹ đạo97,65 phút[2]
Viễn điểm quỹ đạo659,1 km từ mặt đất[1]
Cận điểm quỹ đạo639,5 km từ mặt đất[1]

Những kết quả ban đầu xác nhận hiệu ứng đường trắc địa với độ chính xác khoảng 1%. Hiệu ứng kéo hệ quy chiếu với dữ liệu thu được có độ lớn gần bằng với mức nhiễu ồn do những hiệu ứng khác gây ra. Đến tháng 8 năm 2008 độ bất định trong dữ liệu từ hiệu ứng kéo hệ quy chiếu đã được giảm xuống còn 15%,[5] và đến tháng 12 năm 2008, NASA thông báo dữ liệu từ hiệu ứng đường trắc địa đạt đến độ chính xác nhỏ hơn 0,5%.[6]

Trong bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành Physical Review Letters, các tác giả đưa ra kết quả phân tích dữ liệu từ bốn con quay cho thấy hiệu ứng trắc địa có tốc độ dịch chuyển -6.601,8±18,3 mas/năm và hiệu ứng hấp dẫn từ học có tốc độ dịch chuyển -37,2±7,2 mas/năm, so với tiên đoán từ thuyết tương đối tổng quát lần lượt là -6.606,1 mas/năm và -39,2 mas/năm.[7].

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j “NASA GP-B Fact Sheet” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ G. Hanuschak, H. Small, D. DeBra, K. Galal, A. Ndili, P. Shestople. “Gravity Probe B GPS Orbit Determination with Verification by Satellite Laser Ranging” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ “Gravity Probe B: FAQ”. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.
  4. ^ “Gravity Probe B: FAQ”. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.
  5. ^ Gugliotta, G. (ngày 16 tháng 2 năm 2009). “Perseverance Is Paying Off for a Test of Relativity in Space”. New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2009.
  6. ^ Everitt, C.W.F.; Parkinson, B.W. (2009). “Gravity Probe B Science Results—NASA Final Report” (PDF). Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ “Physical Review Letters - Gravity Probe B: Final results of a space experiment to test general relativity”. ngày 1 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2011.
 
Minh họa GP-B quay trong vùng không thời gian bị ảnh hưởng bởi Trái Đất

Liên kết ngoài sửa