Tấn Khoảnh công (chữ Hán: 晋頃公, cai trị: 525 TCN512 TCN[1]), tên thật là Cơ Khứ Tật (姬去疾) hay Cơ Khí Tật (姬弃疾)[2], là vị vua thứ 33 của nước Tấn - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Tấn Khoảnh công
晋頃公
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Tấn
Trị vì525 TCN512 TCN
Tiền nhiệmTấn Chiêu công
Kế nhiệmTấn Định công
Thông tin chung
Mất532 TCN
Trung Quốc
Hậu duệTấn Định công
Tên thật
Cơ Khứ Tật (姬去疾)
Thụy hiệu
Khoảnh công (頃公)
Chính quyềnnước Tấn
Thân phụTấn Chiêu công

Vua yếu tôi mạnh sửa

Tấn Khoảnh công là con của Tấn Chiêu công – vua thứ 32 nước Tấn. Năm 526 TCN, Tấn Chiêu công mất, Cơ Khứ Tật lên nối ngôi, tức là Tấn Khoảnh công.

Năm 520 TCN, Chu Cảnh Vương mất. Các con vua Chu tranh nhau ngôi. Lục khanh nước Tấn mang quân sang dẹp loạn, lập vương tử Cơ Cái lên ngôi, tức là Chu Kính Vương.

Lỗ Chiêu công mâu thuẫn với các họ quý tộc trong nước, phải bỏ chạy sang nước Tề. Năm 516 TCN, Vệ Linh côngTống Cảnh công sai sứ sang Tấn, đề nghị nước Tấn giúp Lỗ Chiêu công về nước, trị tội họ Quý. Nhưng đại phu họ Quý nước Lỗ sai sứ sang đút lót cho đại phu họ Phạm để nước Tấn đừng giúp vua Lỗ. Lục khanh tâu với Tấn Khoảnh công rằng họ Quý không có lỗi. Vì vậy nước Tấn không ra tay giúp Lỗ Chiêu công.

Năm 514 TCN, lục khanh nhân cơ hội Tấn Khoảnh công không bằng lòng với mấy người cùng họ công thất là Kỳ Doanh và Dương Tự Ngã, bèn dùng pháp luật buộc tội và giết chết hai người. Tấn Khoảnh công diệt hẳn hai họ công thất, khiến vây cánh họ vua Tấn ngày càng yếu không có ai giúp. Lục khanh chia đất của họ Kỳ làm 7 huyện, đất họ Dương thành 3 huyện, chia nhau và cho con cháu mình vào triều làm quan[3]. Thế lực vua Tấn suy trong khi lục khanh càng mạnh.

Tháng 6 năm 512 TCN, Tấn Khoảnh công mất. Ông làm vua được 14 năm. Thế tử Cơ Ngọ lên nối ngôi, tức là Tấn Định công.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Tấn thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 5, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

Chú thích sửa

  1. ^ Sử ký, Tấn thế gia; Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 28
  2. ^ Tả truyện ghi là Khứ Tật, Sử ký Tư Mã Thiên ghi là Khí Tật
  3. ^ Xuân Thu tam truyện, tập 5, tr 146-147