Tấn công trực diệnchiến thuật tấn công trực tiếp của một đạo quân vào mặt chính diện lực lượng quân đội thù địch, khác với việc đánh tạt sườn hay đánh tập hậu. Kiểu tấn công này thường tiến hành bởi một đạo quân có ưu thế quân số, hỏa lực hoặc tiến hành bởi quân phòng thủ, trong tình huống họ buộc phải chiến đấu không còn có thể dễ dàng di chuyển một cách cơ động vị trí trên chiến trường. Tấn công trực diện được xem là dễ đối phó, trong khi tấn công lén lại khó phòng bị.[1]

Cánh quân B1 (màu xanh) đánh trực diện vào quân R (màu đỏ).

Lịch sử sửa

Năm 1427, quân Lam Sơn tấn công trực diện và liên tục vào thành Đông Quan, bao vây quân Minh.[2]

Vào năm 1789, quân Tây Sơn đã triển khai tấn công quân Mãn Thanh tại đồn Ngọc Hồi. Bộ binh và tượng binh Tây Sơn đã phối hợp tấn công trực diện với bí mật bao vây.[3]

Năm 1941, quân đội Đức Quốc Xã tấn công Moscow, thủ đô của Liên bang Xô Viết bằng đòn tấn công trực diện, nhưng kết quả thất bại, buộc lòng phải chuyển trọng tâm tấn công về phía nam.[4]

Lần đầu tiên lực lượng Việt Minh tấn công trực diện một căn cứ quân sự Pháp là vào năm 1954 tại trận Điện Biên Phủ.[5]

Cho đến Tháng 10 năm 1961, tại một số tỉnh miền Tây và cực Nam miền Trung, đã có hơn 400 lần lớn nhỏ quân Giải phóng Miền Nam tấn công trực diện vào lực lượng quân đội chính quy Việt Nam cộng hòa.[6]

Năm 1968, diễn ra trận đánh tại trại Katum (trại A-322), đặc công và bộ đội quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam tấn công vào quân đội Hoa Kỳ theo chiến thuật tấn công trực diện.[7]

Năm 1972, quân Giải phóng Miền Nam tổ chức hàng trăm xe tăng tấn công trực diện vào quân đội Việt Nam cộng hòa tại Quảng Trị.[8]

Năm 1975, quân đội Việt Nam cộng hòa đẩy lùi nhiều cuộc tấn công trực diện của quân Giải phóng Miền Nam, khiến chỉ huy đối phương phải thay đổi phương án tác chiến.[9]

Tham khảo sửa

  1. ^ Nguyễn Bích Hằng 2005, tr. 561.
  2. ^ Ngọc Tú 2006, tr. 241.
  3. ^ Nguyễn Khắc Thuần 1997, tr. 244.
  4. ^ Hội giáo dục lịch sử, Trường đại học sư phạm Hà Nội. Khoa lịch sử 2003, tr. 790.
  5. ^ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: toàn thư, tr. 616.
  6. ^ Nhị Hồ 2002, tr. 609.
  7. ^ Nguyễn Tiến Hùng, tr. 24.
  8. ^ Tạp chí văn thư lưu trữ Việt Nam 2012, tr. 96.
  9. ^ Phạm Kim Vinh 1988, tr. 339.

Sách sửa

  • Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: toàn thư. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. 2004.
  • Hội giáo dục lịch sử, Trường đại học sư phạm Hà Nội. Khoa lịch sử (2003). Từ điển tri thức lịch sử phổ thông thế kỷ XX. Nhà xuất bản Hà Nội.
  • Nguyễn Bích Hằng (2005). Từ điển thành ngữ tục ngữ Hán Việt. Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin.
  • Nguyễn Tiến Hùng. Ký Ức Hai Góc Đối Chiến. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ngọc Tú (2006). Thăng Long diện mạo và lịch sử. Nhà xuất bản Lao động.
  • Nguyễn Khắc Thuần (1997). Danh tướng Việt Nam, Tập 3. Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Nhị Hồ (2002). Điệp viên giữa sa mạc lửa: truyện tình báo Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân.
  • Phạm Kim Vinh (1988). Cái chết của Nam Việt Nam: những trận đánh cuối cùng. Nhà xuất bản Xuân Thu.

Tạp chí sửa

Đọc thêm sửa