Thủy ngân(I) chloride là một hợp chất hóa học có thành phần chính gồm hai nguyên tố thủy ngânclo, với công thức hóa học được quy định là Hg2Cl2. Ngoài ra, hợp chất này còn được gọi với cái tên khác là khoáng chất calomel[1] (đây là một khoáng chất quý hiếm) hoặc thủy ngân mercurous. Hợp chất này tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng hoặc vàng-trắng, không mùi, là ví dụ chính của hợp chất thủy ngân(I). Nó là một thành phần của các điện cực làm mốc trong điện hóa.[2][3]

Thủy ngân(I) chloride
Danh pháp IUPACDimercury dichloride
(Thủy ngân(I) chloride)
Tên khácMercurous chloride
Calomel
Nhận dạng
Số CAS10112-91-1
PubChem24956
Số EINECS233-307-5
ChEBI33050
Số RTECSOV8750000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
UNIIJ2D46N657D
Thuộc tính
Công thức phân tửHg2Cl2
Khối lượng mol472,0854 g/mol
Bề ngoàiChất rắn màu trắng
Khối lượng riêng7,15 g/cm³
Điểm nóng chảy 525 °C (798 K; 977 °F) (điểm ba)
Điểm sôi 383 °C (656 K; 721 °F) (thăng hoa)
Độ hòa tan trong nước,2 mg/100 mL
Độ hòa tanKhông tan trong etanol, ete
MagSus−26,0·10−6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,973
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Các hợp chất thủy ngân(I) halide sửa

Thủy ngân(I) bromide, Hg2Br2, có màu vàng nhạt, trong khi thủy ngân(I) iodide, Hg2I2, có màu xanh lục. Cả hai đều kém hòa tan. Thủy ngân(I) fluoride Hg2F2 không ổn định khi không tồn tại trong dung dịch axit mạnh.

Tính chất hóa học sửa

Thủy ngân(I) chloride phân hủy thành thủy ngân(II) chloride và thủy ngân kim loại khi tiếp xúc với tia UV:

Hg2Cl2 → HgCl2 + Hg

Sự hình thành Hg kim loại có thể được sử dụng để tính toán số lượng photon trong chùm ánh sáng, bằng các kỹ thuật đo đạc.

Amonia khiến Hg2Cl2 tự oxy hóa khử:

Hg2Cl2 + 2NH3 → Hg + HgNH2Cl + NH4Cl

Điều chế sửa

Cách đơn giản nhất để điều chế thủy ngân(I) chloride là phản ứng trực tiếp giữa thủy ngân(II) chloridethủy ngân kim loại:

Hg + HgCl2 → Hg2Cl2

Cách khác, chất này có thể được điều chế thông qua phản ứng trao đổi của thủy ngân(I) nitrat và các nguồn chloride khác nhau bao gồm NaCl hoặc HCl:

2HCl + Hg2(NO3)2 → Hg2Cl2 + 2HNO3

Bằng cách sử dụng phản ứng nhẹ với sự hiện diện của thủy ngân(II) chlorideamoni oxalat, thủy ngân(I) chloride, amoni chloridecarbon dioxide được tạo ra:

2HgCl2 + (NH4)2C2O4 + Ánh sáng → Hg2Cl2(rắn) + 2[NH4+][Cl] + 2CO2

Phản ứng này được phát hiện bởi J.M. Eder (do đó có tên là phản ứng Eder) vào năm 1880 và được nghiên cứu lại bởi W. E. Rosevaere vào năm 1929.[4]

Cân nhắc an toàn sửa

Thủy ngân(I) chloride là một chất độc, mặc dù do độ hòa tan thấp trong nước, nó thường ít nguy hiểm hơn so với các hợp chất thủy ngân chloride khác. Hợp chất này cũng được sử dụng trong y học như thuốc lợi tiểu và thuốc tẩy (thuốc nhuận tràng) ở Hoa Kỳ từ cuối những năm 1700 cho đến những năm 1860. Calomel cũng là một thành phần phổ biến trong bột mướp ở Anh cho đến năm 1954, gây ra ngộ độc thủy ngân phổ biến ở dạng bệnh hồng (viêm da thần kinh), vào thời đó tỷ lệ tử vong là 1 trên 10.[5] Những vấn đề phải sử dụng thuốc này sau đó đã ngưng lại khi độc tính của hợp chất được phát hiện.

Tham khảo sửa

  1. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Calomel” . Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). Cambridge University Press.
  2. ^ Housecroft, C. E.; Sharpe, A. G. (2004). Inorganic Chemistry (ấn bản 2). Prentice Hall. tr. 696–697. ISBN 978-0130399137.
  3. ^ Skoog, Douglas A.; Holler, F. James; Nieman, Timothy A. (1998). Principles of Instrumental Analysis (ấn bản 5). Saunders College Pub. tr. 253–271. ISBN 0-03-002078-6.
  4. ^ Roseveare, W. E. (1930). “The X-Ray Photochemical Reaction between Potassium Oxalate and Mercuric Chloride”. J. Am. Chem. Soc. 52 (7): 2612–2619. doi:10.1021/ja01370a005.
  5. ^ Sneader, Walter (2005). Drug Discovery: A History. John Wiley and Sons. tr. 45–46. ISBN 0-471-89980-1. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2009.