Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 114:
 
== Nhân khẩu ==
Theo điều tra mẫu, cuối năm 2011, tỉnh Sơn Tây có 35.933.000 người, tăng 192.000 người so với năm trước. Trong năm này, tỷ lệ sinh của Sơn Tây là 10,47‰ còn tỷ lệ tử vong là 5,61‰, tỷ số giới tính khi sinh là 113,14 nam/100 mữ.<ref name=stg/> Hầu hết cư dân Sơn Tây là người Hán, cuối năm 2011 họ chiếm tới 99,7% tổng số dân cư. Phần lớn người Hán tại Sơn Tây nói [[tiếng Tấn]], riêng cư dân hai địa cấp thị Lâm Phần và Vận Thành ở hạ du Phần Hà, tại tây nam của Sơn Tây, nói phương ngữ Phần Hà của [[Quan thoại Trung Nguyên]].
 
Phần lớn người Hán tại Sơn Tây nói [[tiếng Tấn]], riêng cư dân hai địa cấp thị Lâm Phần và Vận Thành ở hạ du Phần Hà, tại tây nam của Sơn Tây, nói phương ngữ Phần Hà của [[Quan thoại Trung Nguyên]]. Tiếng Tấn được một số người phân là một nhánh của [[Quan thoại]], song cũng có người xem nó là một nhánh riêng biệt của [[tiếng Hán]]. Trên địa phận Sơn Tây, phương ngữ Tịnh Châu được nói tại trung bộ, bao gồm Thái Nguyên và [[Tấn Trung]]; phương ngữ Lữ Lương được nói tại phía tây của trung bộ, bao gồm Lữ Lương và 5 huyện tây bắc của Lâm Phần; phương ngữ Thượng Đản được nói tại đông nam bộ ở chân núi phía tây Thái Hành Sơn, bao gồm Trường Trị và Tấn Thành; phương ngữ Ngũ Đài được nói tại bắc bộ Sơn Tây, bao gồm [[Hãn Châu]]; phương ngữ Đại Đồng được nói tại khu vực Đại Đồng.<ref>{{chú thích sách|author=Kurpaska, Maria|title=Chinese Language(s): A Look Through the Prism of The Great Dictionary of Modern Chinese Dialects|year=2010|publisher=Walter de Gruyter|isbn=978-3-11-021914-2|pages=68}}</ref>
 
Các cộng đồng thiểu số tại Sơn Tây bao gồm người Hồi ở khu vực Thái Nguyên-[[Du Thứ]], và một số [[người Mông Cổ (Trung Quốc)|người Mông Cổ]] và [[người Mãn]] sinh sống quanh Đại Đồng. Cư dân Sơn Tây tập trung đông đúc tại bồn địa Thái Nguyên, khu vực đông nam quanh Trường Trị và thung lũng Phần Hà.
 
{{đang viết}}