Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Trọng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}}
Dòng 31:
Năm [[1950]], nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập [[quân đội]]. Ông là trưởng ban Quân nhạc Bảo Chính Đoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh [[Bưu Điện]] Hà Nội ([[vườn hoa Indra Gandi]]?) và trong chương trình Tiếng nói Bảo Chính Đoãn của đài phát thanh Hà Nội. Khoảng thời gian này, ông viết nhiều [[bài hát]], trong đó có ''Gió mùa xuân tới''. Năm [[1953]] tên tuổi Hoàng Trọng thực sự nổi tiếng với ''Nhạc sầu tương tư'', ca khúc đó được trình diễn thường xuyên trên đài phát thanh khi ấy. Năm đó ông còn viết một bản tango khác là ''Dừng bước giang hồ''.
 
Năm [[1954]], Hoàng Trọng [[Cuộc di cư Việt Nam, 1954|di cư vào miền Nam]], sống trong hoàn cảnh gà trống nuôi 3 con: Hoàng Nhạc Đô<ref>Tác giả bài Dù tình yêu đã mất</ref>, Hoàng Cung Fa, Hoàng Bạch La. Tại [[Sài Gòn]], ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên [[đài phát thanh Sài Gòn]], đài Quân Đội, [[đài Tiếng Nói Tự Do]] và [[đài Truyền hình Việt Nam]]. Những ban nhạc của ông hoạt động đến tận [[1975]], từng mang nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất Nước Mến Yêu... đặc biệt từ năm [[1967]] với tên [[ban Tiếng Tơ Đồng|Tiếng Tơ Đồng]]. Ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng, với các ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng của Sài Gòn khi đó, đã trình bày nhiều [[ca khúc tiền chiến]] giá trị.
 
Khoảng thời gian ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh mẽ, nhiều ca khúc nổi tiếng như ''Ngàn thu áo tím'', ''Lạnh lùng'', ''Bạn lòng'', ''Mộng lành'', ''Tiễn bước sang ngang'', ''Ngỡ ngàng''... Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như [[Hồ Đình Phương]], [[Hoàng Dương]], [[Nguyễn Túc]], [[Quách Đàm]], [[Vĩnh Phúc]]... Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.