Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rắn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Dòng 304:
====Uốn lượn nghiêng====
{{see also|Uốn lượn nghiêng}}
[[Tập tin:Crotalus scutulatus 03.jpg|nhỏ|trái|[[Rắn đuôi chuông Mojave]] (''Crotalus scutulatus'') đang uốn lượn nghiêng.]]
Kiểu di chuyển thường được các loài rắn trong siêu họ Colubroidea (các họ [[Colubridae]], [[Elapidae]] và [[Viperidae]]) thực hiện khi phải di chuyển trong môi trường không có các điểm mấp mô để đẩy vào (trình diễn kiểu chuyển động sóng ngang là không thể), chẳng hạn như trên nền bùn trơn tuột hay trên cồn cát. Uốn lượn nghiêng là dạng biến đổi của chuyển động sóng ngang, trong đó tất cả các đoạn thân hướng theo cùng một hướng vẫn tiếp xúc với mặt nền trong khi các đoạn thân khác được nâng lên, tạo ra kiểu chuyển động "lăn ngang" kì dị<ref name="Cogger91_177">Cogger(1991), tr. 177.</ref><ref name = "Jayne2">{{Cite journal | last = Jayne | first = B.C. | title = Kinematics of terrestrial snake locomotion | journal = Copeia | year = 1986 | pages= 915–927 | doi = 10.2307/1445288 | volume = 1986 | issue = 4 | jstor = 1445288}}</ref>. Cách thức vận động này khắc phục được bản chất trơn trượt của cát hay bùn bằng cách tựa vào chỉ các phần tĩnh tại trên cơ thể, bằng cách này giảm thiểu sự trơn trượt<ref name="Cogger91_177"/>. Bản chất tĩnh tại của của các tiếp điểm có thể được chỉ ra từ các dấu vết của con rắn di chuyển kiểu uốn lượn nghiêng, với vết hằn của mỗi vảy bụng là rõ nét, không bị nhòe. Phương thức vận động này có tiêu hao năng lượng rất thấp, thấp hơn ⅓ tiêu hao năng lượng cho một con thằn lằn chạy hay một con rắn di chuyển kiểu sóng ngang trên cùng một khoảng cách<ref name="Walton"/>. Trái với niềm tin phổ biến, không có chứng cứ cho thấy chuyển động kiểu uốn lượn nghiêng là vì cát nóng<ref name="Cogger91_177"/>.