Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mười hai sứ đồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
CarsracBot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Kitô giáo}}
'''Mười hai Sứ đồ''' ([[Tiếng Hy Lạp|Hi văn]] "απόστολος" ''apostolos'', có nghĩa là "người được sai phái", "sứ giả"), còn được gọi là '''Mười hai Tông đồ''' hoặc '''Mười hai Thánh Tông đồ''', là những [[người Do Thái]] xứ [[Galilee]] (10 vị có tên bằng [[tiếng Aram]], 4 vị có tên bằng tiếng Hi Lạp) được tuyển chọn trong số các môn đệ, rồi được [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước|Chúa Giê-su]] sai đi rao giảng [[Sách Phúc Âm|Phúc âm]] cho người Do Thái và các dân tộc khác.
:"''Ngài gọi các môn đồ đến, chọn mười hai người, gọi là sứ đồ''" (Phúc âm Lu-ca 6. 13).
 
Thuật ngữ "sứ đồ" được tìm thấy trong [[Tân Ước]], cả thảy có 79 lần: 10 lần xuất hiện trong các sách Phúc âm, 28 lần trong sách Công vụ các Sứ đồ, 38 lần trong các Thư tín hữu và 3 lần trong sách [[Sách Khải Huyền|Khải Huyền]]. Trong Hi văn, ''apostolos'' (sứ đồ) bắt nguồn từ ''apostellein'', nghĩa là sai đi. Từ ''apostellein'' nhấn mạnh đến yếu tố uỷ quyền - từ thẩm quyền và trách nhiệm của người sai phái. Như vậy, sứ đồ là người được uỷ quyền để thực thi một sứ mạng, người ấy sẽ hành động với thẩm quyền đầy đủ nhân danh người sai phái.
 
Cần biết rằng, trong [[Tân Ước]] [[Giê-su|Chúa Giê-su]] đã được đề cập đến như là sứ đồ ("''...hãy suy kỹ đến tông đồ và vị thượng tế mà chúng ta tin theo, tức là Chúa Giê-su''". Hebrew 3. 1), ở đây cũng giải thích rằng Chúa Giê-su vinh hiển và cao trọng hơn [[Moses]].
 
== Mười hai Sứ đồ ==
Trong các sách Phúc âm, mười hai vị này vẫn thường được gọi là sứ đồ, khi ấy nhiệm vụ chính của họ, giống các môn đệ khác, là sống kề cận bên Chúa Giê-su và nhận lãnh sự dạy dỗ của Ngài. Chỉ từ khi họ được Chúa Giê-su chọn và sai đi ra để rao giảng Phúc âm và trừ ma quỷ(Mark 3. 14-15; 6. 30), họ mới được gọi là sứ đồ; song cũng chỉ giới hạn trong thời gian được sai phái. Sau ngày [[Lễ Ngũ Tuần]], mười hai vị thường xuyên được gọi là sứ đồ với sự tôn trọng đặc biệt.
 
Nhiệm vụ của các tông đồ là thuyết giảng, dạy dỗ và quản trị. Lời giảng của họ lập nền trên mối quan hệ thân cận mà họ từng có với Chúa Giê-su, sự dạy dỗ mà họ nhận lãnh từ Ngài và lời chứng của họ về sự phục sinh của Chúa Giê-su (Công vụ 1. 22). Họ gánh vác trách nhiệm chăm sóc đời sống và phúc lợi của cộng đồng [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]] còn non trẻ. Khi Hội Thánh phát triển đến nhiều vùng khác, các tông đồ phải dành nhiều thì giờ hơn để chăm sóc các nhóm tín hữu sống rải rác nhiều nơi (Công vụ 8. 14, 9. 32).
 
=== Phúc âm Nhất lãm ===
Theo [[Phúc Âm Nhất Lãm|Phúc âm Nhất lãm]] (Phúc âm Đồng quan): Phúc âm Matthew (10. 1-4), Phúc âm Mark (3. 13-19) và Phúc âm Luca (6. 12-16), Mười hai sứ đồ được Chúa Giê-su chọn gần như ngay từ khi ngài bắt đầu chức vụ, Chúa Giê-su "gọi họ là sứ đồ", gồm có:
# Simon được Chúa Giê-su gọi là [[Thánh Phêrô|Peter]] – trong [[tiếng Việt]] là ''Phê-rô'' hoặc ''Phi-e-rơ'' – (Hi văn ''petros'', ''petra''; Aram ''kēf''; Anh văn ''rock'') nghĩa là đá, còn được gọi là Simon con Jonah hay Simon con Jochana (tiếng Aram), [[Sứ đồ Phaolô|Phao-lô]] gọi ông là Cephas (tiếng Aram), cũng gọi là Simon Peter. Ông là một ngư phủ đến từ thành [[Bethsaida]] xứ Galilee (Phúc âm Giăng 1. 44; 12. 21). Ông được trao quyền cai quản Hội Thánh.
# [[Thánh Anrê|Andrew]], anh của Peter, ngư phủ thành Bethsaida và là một môn đệ của [[Gioan Baotixita|Giăng Báp-tít]] (''John the Baptist'').
# [[Thánh Giacôbê, con ông Zêbêdê|James "Lớn"]] (trong tiếng Việt là ''Giacôbê'' hoặc ''Gia-cơ'').
# [[Gioan, Tông đồ Thánh sử|John]] (''Gioan'' hay ''Giăng''), con của Zebedee, được Chúa Giê-xu gọi là Boanerges (theo tiếng Aram nghĩa là "Con trai của sấm sét" – Mark 3. 17).
# [[Thánh Philípphê|Philip]] người thành Bethsaida xứ Galilee (John 1. 44, 12. 21).
# [[Thánh Batôlômêô|Bartholomew]] (Tiếng Việt là Batôlômêô), “con trai của Talemai”, thường được gọi là [[Nathanael]].
# [[Thánh Tôma Tông đồ|Thomas]], cũng gọi là Thomas Didymus, tiếng Aram ''T’oma’'', “sinh đôi”, [[tiếng Hy Lạp|tiếng Hi Lạp]] ''Didymous'', cũng có nghĩa là “sinh đôi”
# [[Thánh Giacôbê, con ông Anphê|James "Nhỏ"]], phiên âm tiếng Việt là "Giacôbê", con ông Anphê
# [[Mátthêu, Tông đồ Thánh sử|Matthew]] (''Mát-thêu'' hoặc ''Ma-thi-ơ''), người thu thuế, đôi khi được cho là [[Thánh Levi|Levi]], con trai của Alphaeus.
Dòng 45:
=== (Sau-lơ / Phao-lô) ===
[[Tập tin:PaulT.jpg|nhỏ|250px|phải|[[Sứ đồ Phao-lô]].]]
Trong các trước tác của mình, Saul, về sau gọi là [[Sứ đồ Phaolô|Phao-lô]], dù không ở trong số Mười hai Tông đồ được chọn lúc ban đầu, vẫn xem mình là một sứ đồ, ("''Phao-lô, tôi tớ của Chúa Giê-su Cơ Đốc, được gọi làm sứ đồ, biệt riêng ra đặng giảng Phúc âm của [[Thiên Chúa]]''" Rôma 1. 1 và các thư tín hữu khác), công bố rằng ông được sai phái bởi chính Chúa Giê-su sau khi ngài phục sinh vào lúc ông gặp Ngài khi ông đang trên đường đến thành [[DamascusDamas]]cus; Phao-lô cũng thường nhận mình là sứ đồ cho các dân tộc không phải Do Thái (Rôma 11. 13, Galatians 2. 8). Ông cũng thường gọi đồng lao của ông là sứ đồ (Barnabas, Silas, Apollos, Andronicus và Junia), cũng gọi một số người chống đối là "siêu-sứ đồ" (2 Corinthians 11. 5 và 12. 11). [[Bách khoa toàn thư Công giáo]]: "Theo quan điểm Cơ Đốc, điều này là rõ ràng, bất kỳ ai nhận lãnh sứ mạng từ Thiên Chúa, hoặc từ Chúa Cơ Đốc, để phục vụ người khác có thể được gọi là Sứ đồ". Như thế, ý nghĩa của chức vụ tông đồ không nên bị hạn chế trong con số mười hai lúc ban đầu. Không giống mười hai sứ đồ kia, Phao-lô khẳng định thẩm quyền của mình từ việc nhận lãnh Phúc âm qua sự [[mặc khải]] của Chúa Giê-xu (Gal 1. 12; Công vụ 9. 3-19; 26-27, 22. 6-21, 26. 12-23) sau khi Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá và sống lại, ông thường phải biện minh cho thẩm quyền của mình, và công bố rằng ông đã gặp gỡ Chúa Giê-xu và được Ngài xức dầu khi ông đang trên đường đến thành Damascus; các tông đồ lãnh đạo hội thánh tiên khởi - James, Peter và John – công nhận chức vụ sứ đồ của Phao-lô với sứ mạng rao giảng Phúc âm cho dân ngoại, có thẩm quyền như Peter trong chức vụ sứ đồ cho người Do Thái (Gal. 2. 7-9). Đôi khi Phao-lô được xem như là người thế chỗ của Matthias để được kể là trong số "Mười hai Sứ đồ".
 
=== Constantine Đại đế ===
Hoàng đế [[Đế quốc La Mã|La Mã]] [[Constantinus I của La Mã|Constantinus I]] đôi khi cũng được gọi là Sứ đồ thứ mười ba, chẳng hạn như Giáo hội Chính thống Mỹ: "Ông được gọi là 'vĩ đại' là vì ông là người nhiệt tâm tranh đấu cho sự thuần khiết của tinh thần chính thống. Trong bài Ca ngợi thứ sáu thuộc bộ kinh dành cho Lễ thánh, ông được gọi là 'Sứ đồ thứ mười ba'. Ông có tên trong danh sách các tông đồ và bình đẳng với họ."
 
== Các Sứ đồ khác ==
Dòng 58:
Cũng cần lưu ý rằng, về sau, khi các sứ đồ lần lượt qua đời, không ai được tuyển chọn để thay thế các vị này.
=== Môn đệ được Chúa yêu ===
* John (''Gioan'' hoặc ''Giăng'') – Cách giải thích được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]] cho rằng "môn đệ được Chúa yêu" được đề cập trong ''Phúc âm John'' chính là John, tác giả của sách phúc âm này – John là một trong số 12 sứ đồ được chọn lúc ban đầu.
* [[Maria Madalena|Mary Magdalene]] - Một số người tin rằng Mary Magdalene là một môn đệ được Chúa yêu quý. Vài ý kiến cho rằng bà là tác giả của cuốn ''Phúc âm theo Mary Magdalene'', tuy nhiên đa số học giả cho rằng cuốn sách này bắt đầu được viết vào thế kỷ thứ 2 bởi những người phái Ngộ giáo<ref>Evans, Craig A.. Fabricating Jesus: How Modern Scholars Distort the Gospels. Downers Grove, IL: Ivp Books, 2008.</ref>.
=== Barnabas ===
Trong Công vụ 14. 14, [[Barnabas]], người đã giới thiệu Phao-lô gia nhập vào cộng đồng [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]] tiên khởi, được nhắc đến như là một sứ đồ.
 
=== James người công chính ===
Là em trai hoặc em họ (theo truyền thống [[Công giáo]] và [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính Thống giáo]]) của Chúa Giê-su, theo ký thuật của Paul: "''James, Cephas (tức Peter), và John, là những người được tôn như cột trụ''" (Gal 2. 9), cũng được miêu tả trong sách Công vụ các Sứ đồ như là nhà lãnh đạo của Hội Thánh tại [[Jerusalem]].
 
== Xem thêm ==
{{Mười hai sứ đồ}}
* [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước]]
* [[Giê-su|Chúa Giê-su]]
* [[Kitô giáo]]
* [[Sứ đồ Phaolô|Phao-lô]]
<center><gallery>
Image:Pope-peter pprubens.jpg