Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Bán cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
JYBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm ckb:نیوەگۆی باشوور
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:SHemisph.jpg|nhỏ|phải|250px|Nam bán cầu của Trái Đất được tô màu vàng.]]
[[Tập tin:Southern Hemisphere LamAz.png|nhỏ|Nam bán cầu]]
'''Nam bán cầu''' hay '''bán cầu nam''' là một nửa của bề mặt hành tinh (hoặc [[thiên cầu]]) nằm ở phía [[phươnghướng namNam|nam]] của đường [[xích đạo]].
 
Trên [[Trái Đất]], nam bán cầu bao gồm 4 [[châu lục]] (một phần của [[châu Phi]], [[châu Đại Dương]], phần lớn [[châu Nam Mỹ]] và [[châu Nam Cực]]) và 4 [[đại dương]] (phía nam của [[Đại Tây Dương]], [[Ấn Độ Dương]], [[Thái Bình Dương]] và [[Nam Đại Dương]]). [[Mùa hạ]] diễn ra từ [[tháng mười hai|tháng 12]] tới [[tháng hai|tháng 2]] và [[mùa đông]] diễn ra từ [[tháng sáu|tháng 6]] tới [[tháng tám|tháng 8]].
 
Khu vực này trong trong lịch sử được coi là ít phát triển và nghèo hơn so với [[Bắc bán cầu]]. Tuy nhiên, Nam bán cầu cũng ít bị ô nhiễm hơn một cách đáng kể so với Bắc bán cầu do mật độ [[dân số]] về tổng thể là thấp hơn cũng như mức độ [[công nghiệp hóa]] thấp hơn và [[diện tích]] đất liền nhỏ hơn (các luồng gió chủ yếu chuyển động theo hướng đông-tây, vì thế sự ô nhiễm không dễ dàng lan từ phía bắc xuống phía nam hay ngược lại). Khu vực [[ôn đới]] của Nam bán cầu trên thực tế gần như toàn bộ là mặt nước đại dương; các quốc gia duy nhất nằm trong khu vực này là [[Argentina]], [[Chile]], [[Uruguay]], [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]], phần phía nam của [[Úc]] và [[New Zealand]]. Chỉ khoảng 10% dân số thế giới sống ở Nam bán cầu, với các nước đông dân nhất là [[Brasil]] và [[Indonesia]] (cả hai nước này đều có một phần ở Bắc bán cầu, nhưng có phần lớn diện tích và dân số ở Nam bán cầu).
 
[[Khí hậu]] ở Nam bán cầu có xu hướng ôn hòa hơn ở Bắc bán cầu. Có điều này là do Nam bán cầu có ít đất đai và nhiều diện tích biển hơn, và nước thì nóng lên và nguội đi chậm hơn nhiều so với đất.
 
Các khu vực ở phía nam của [[vòng Nam Cực|vòng Nam cực]] sẽ có một số ngày trong mùa hè mà khi đó [[Mặt Trời]] không bao giờ lặn, và một số ngày trong mùa đông mà Mặt Trời không bao giờ mọc. Thời gian của các pha này dao động từ một ngày tại các điểm chính xác trên vòng Nam cực tới vài tháng tại các điểm rất gần với [[Nam Cực|Nam cực]] của Trái Đất.
 
Tại nam bán cầu thì kể từ thời điểm [[đông chí]] (của nam bán cầu, khoảng ngày [[21 tháng 6]]) thì Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày lại lên cao một chút về phía nam và lên cao nhất về phía nam vào ngày [[hạ chí]] (của nam bán cầu, khoảng ngày [[22 tháng 12]]) và sau đó lại xuống thấp dần về phía bắc và xuống thấp nhất về phía bắc vào ngày đông chí (của nam bán cầu).
 
Do trục tự quay của Trái Đất chỉ nghiêng so với phương vuông góc của mặt phẳng quỹ đạo của nó một góc khoảng 21,5 ° đến 24,5 ° (trong kỷ nguyên [[Kỷ nguyên (thiên văn học)#Năm Julius và J2000|J2000]] khoảng 23, 438°) nên tại các khu vực ôn đới và khu vực [[khí hậu vùng cực|vùng cực]] của Nam bán cầu trong toàn bộ thời gian của năm thì Mặt Trời luôn luôn di chuyển từ [[phương Đông|phương đông]] sang [[phương Tây|phương tây]] ở phía [[phươnghướng bắcBắc|bắc]] của [[thiên đỉnh]], tạo ra [[bóng nắng]] quay ngược [[chiều kim đồng hồ]] trong cả ngày. Tại khu vực nhiệt đới, tùy theo vĩ độ sẽ có những ngày Mặt Trời ở về phía nam (xung quanh ngày hạ chí nhiều hay ít, nhiều nhất là tại xích đạo với thời gian này lên tới 6 tháng-từ [[xuân phân]] (của nam bán cầu, khoảng ngày [[23 tháng 9]]) tới [[thu phân]] (của nam bán cầu, khoảng ngày [[21 tháng 3]]) và ít nhất là tại đường [[chí tuyến Nam|nam chí tuyến]] với thời gian khoảng 1 ngày) của thiên đỉnh và những ngày ở phía bắc của thiên đỉnh. Trong những ngày Mặt Trời ở phía nam của thiên đỉnh thì bóng nắng sẽ quay theo chiều kim đồng hồ.
 
[[Nam Cực|Nam cực]] của Trái Đất hướng về phía trung tâm của [[Ngân Hà]], và điều này cùng với bầu trời quang hơn tạo điều kiện tốt hơn để quan sát bầu trời đêm tại Nam bán cầu, với số lượng sao nhiều hơn và rõ nét hơn.
 
[[Tập tin:Aurora australis panorama.jpg|nhỏ|750px|centre|Nam cực quang xuất hiện trên bầu trời đêm ở Swifts Creek, 100 km về phía bắc các hồ Entrance, Victoria, Australia]]
Dòng 35:
* [[Comoros]]
* [[Cộng hòa Congo]]
* [[Cộng hòa Dân chủ Congo|Cộng hòa dân chủ Congo]]
|
* [[Gabon]]
Dòng 47:
* [[Namibia]]
* [[Rwanda]]
* [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]]
|
* [[Swaziland]]
Dòng 107:
* [[Thu phân]]
* [[Đông chí]]
* [[Chí tuyến Nam|Đông chí tuyến]]
* [[Nam Thập]] (Crux)