Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Thứ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Tuong BMVN anh hung Nguyen Thi Thu.jpg|nhỏ|250px|Tượng bán thân bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ]]
Bà '''Nguyễn Thị Thứ''' ([[1904]] - [[2010]]) là người được Nhà nước [[Việt Nam|Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]] trao tặng danh hiệu [[Bà mẹ Việt Nam anh hùng]]. Bà sinh tại thôn Thanh Quýt 2, xã [[Điện Thắng Trung]], huyện [[Điện Bàn]], tỉnh [[Quảng Nam]]. Bà có chồng, 9 người con trai, 1 con rể<ref>Con rể bà là Ngô Tưởng, chồng của cô con gái cả Lê Thị Trị.</ref> và 2 cháu ngoại<ref>Hai cháu ngoại của bà là Ngô Thị Cúc và Ngô Thị Điểu, con gái của Lê Thị Trị.</ref> là [[liệt sĩ]], là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ kéo dài gần 30 năm (từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975)<ref>[http://www.hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=17&NewsId=1637&lang=VN Một số phụ nữ Việt Nam tiêu biểu]</ref><ref>[http://www.haugiang.gov.vn/Portal/DATA/sites/10/chuyende/phunu/phan3/venhungbamevietnamanhhung.html Về những bà mẹ Việt Nam anh hùng]</ref>. Bà trở thành [[bà mẹ Việt Nam anh hùng]] tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng [[Dự án Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng|tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng]] tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ<ref>[http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=4943&ChannelID=92 Mẹ Thứ - nguyên mẫu tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng]</ref>. Bà mất vào lúc 01 giờ 40 phút sáng ngày [[10 tháng 12]] năm [[2010]] tại [[Đà Nẵng]].
 
==Tiểu sử==
Theo tấm [[thẻ căn cước]] do [[Việt Nam Cộng hòa|Việt Nam Cộng hoà]] cấp số 02238802, năm sinh của Nguyễn Thị Thứ là [[1902]]. Giấy chứng minh nhân dân số 200624222 do chính quyền cách mạng <!--Chính quyền cách mạng là chính quyền nào?--> cấp lại ghi năm sinh của bà là 1904. Bà sinh tại xóm Rừng ở xã Điện Thắng Trung, huyện [[Điện Bàn]], tỉnh [[Quảng Nam]]. Vùng đất này có nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng, riêng xã Điện Thắng Trung đã có 14 người<ref name="kyluc">[http://www.kyluc.com.vn/Ky-Luc/S100/Viet-Nam/-22_21_31-31-232-55--1/Me-Thu-thuong-tho-105-tuoi.aspx Mẹ Thứ thượng thọ 105 tuổi]</ref>.
 
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nguyễn Thị Thứ lần lượt nhận 9 giấy báo tử của các con. Tại khu vườn của nhà bà có 5 hầm bí mật, nơi bà và con gái đầu Lê Thị Trị nuôi giấu nhiều cán bộ, bộ đội, du kích. Trên miệng hầm bà thả hàng chục con bò ăn cỏ ngay trong vườn<ref name="kyluc"/>. Lúc không có địch, hai mẹ con bà mở hé cửa hầm cho "anh em mình thở", khi có động thì giả vờ đi coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm.
Dòng 10:
 
==Hiện vật về bà==
Bức tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ do tác giả [[Nguyễn Long Biểu]] sáng tác bằng đá [[cát kết|sa thạch]] hiện được trưng bày tại khu vực ngoài trời của [[Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam]]. Chiếc nồi đồng bà dùng nấu cơm, đun nước uống cho chồng và các con cùng bộ đội, [[du kích]] đánh giặc trong kháng chiến chống Mỹ (1955-1975) được trưng bày trong chuyên đề Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của bảo tàng này<ref>[http://www.btlsqsvn.org.vn/Chi_tiet_danh_nhan/?%5E?=41 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ]</ref>.
 
Ngày [[27 tháng 7]] năm [[2009]], tại tỉnh [[Quảng Nam]] đã khởi công xây dựng Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng và khu tưởng niệm mang tầm vóc quốc gia lấy nguyên mẫu hình tượng của bà. Dựa theo thiết kế của hoạ sĩ [[Đinh Gia Thắng]], tượng đài được xây dựng trên diện tích 15 [[hecta|ha]] trên đỉnh núi Cấm, thuộc thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố [[Tam Kỳ]]. Tổng mức đầu tư cho tượng đài là hơn 81 tỉ đồng được huy động từ nguồn vốn ngân sách và đóng góp của các tổ chức, cá nhân <ref>[http://tintuc.etieudung.com/xay-tuong-dai-me-viet-nam-anh-hung-lon-nhat-nuoc/368.html Xây tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước]</ref>.
 
==Thông tin thêm==