Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Viên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 6:
Ông tổ 5 đời của ông là Nguyễn Đăng Thịnh, thụy là Đức Minh (1628-1705), thi đỗ Hương tuyển rồi làm nghề dạy học.
 
Ông tổ 4 đời của ông là Nguyễn Bổng ([[1655]]-[[1705]]), từng làm Giám sinh [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám|Quốc Tử Giám]].
 
Ông nội ông là [[Nguyễn Quỳnh]] (hay còn gọi là Trạng Quỳnh) là danh sĩ thời Lê Trung Hưng, có tài năng xuất chúng, được nhân dân đương thời ca tụng liệt vào "Tràng An tứ hổ" (Nhất Quỳnh, nhì Nham, tam Hoàn, tứ Tuấn).
Dòng 17:
Năm [[1779]], Nguyễn Viên đi thi Hương và đã giành giải Nguyên (đỗ đầu kì thi Hương). Bước đường công danh mở ra nhiều hứa hẹn, nhưng Nguyễn Viên lại chán cảnh loạn ly, chuyện tranh giành ngôi chúa, đến loạn [[kiêu binh]] nơi cung vua phủ chúa. Phía Nam, 3 anh em Tây Sơn là [[Nguyễn Nhạc]], [[Nguyễn Lữ]], [[Nguyễn Huệ]] khởi nghĩa chống lại [[chúa Nguyễn]], lập nên [[nhà Tây Sơn]]. Nguyễn Viên quyết định đã lui về quê nhà chuyên tâm làm nghề dạy học.
Năm [[1789]], [[nhà Hậu Lê]] mất, Nguyễn Viên cùng học trò ra ứng nghĩa, muốn vào Gia Định theo chúa [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] nhưng đường nghẽn không thể đi được. Khi đến biển Cân Hải, trấn Nghệ An (nay thuộc địa phận xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh [[Nghệ An]]), Nguyễn Viên đã vào thăm đền Tứ vị thánh nương. Tại đền thờ ông đã tỏ khí trung phẫn của mình bằng việc ứng khẩu hai câu đối:
:Xã tắc phát phu, bất vi ư Mông Cổ đồng thiên địa
:Cương thường nhật nguyệt, trường đối ly thiên chiến cổ kim
Dòng 26:
:''Cương thường như nhật nguyệt soi cùng kim cổ mãi trời Nam''
 
Năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh lấy lại được đất chúa Nguyễn đến [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] (Huế), ban bố chính sách chiêu hiền, kêu gọi các cựu thần nhà Lê ra giúp. Nguyễn Viên biết tin bèn cùng một số cựu thần nhà Lê như: Lễ bộ thượng thư Đặng Đức Siêu, Tham tri Phạm Như Đăng lần lượt yết kiến Nguyễn Vương. Khi vào yết kiến, Nguyễn Vương thấy Nguyễn Viên là người có học thức, tinh thông thiên văn địa lý, võ bị, binh thư, thái ất ... tính cách lại khoáng đạt, nên đã cho làm ngay bên cạnh, giúp giải quyết mọi công việc và từ đây mở ra một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và sự nghiệp ông và ông có điều kiện để đem tài năng, tâm huyết của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
 
Tháng 5 năm Nhâm Tuất ([[1802]]), Nguyễn Ánh tiêu diệt [[nhà Tây Sơn]], lên ngôi vua, mở đầu triều đại [[nhà Nguyễn]] ([[1802]]-[[1945]]), định đô ở Phú Xuân (Huế). Trước đó, Nguyễn Viên đã được trọng dụng bổ làm chánh điện Học sĩ kiêm Thái thường tự khanh.