Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Xuân (trung tướng)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.2+) (Bot: Thêm ko:응우옌 반 쑤온
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 18:
__TOC__
==Cuộc đời và sự nghiệp==
Ông xuất thân trong một gia đình đại điền chủ ở [[Nam Kỳ]]. Vốn gia đình có quốc tịch Pháp, ông sang Pháp học từ nhỏ. Học giỏi, ông đậu vào [[Trường Bách khoa Paris|Trường Bách Khoa Paris]] năm 1912 và gia nhập quân đội Pháp. Ông phục vụ trong binh chủng pháo binh, tham gia Thế chiến I và sau đó được từ từ thăng chức. Mặc dầu vậy, trước năm 1945, ông là vị sĩ quan người gốc Việt mang quân hàm cao nhất trong quân đội Pháp: [[Đại tá|Quan năm]] (''Colonel'').
 
Sau năm 1946, khi [[Cộng hòa tự trị Nam Kỳ]] thất bại, người Pháp nghĩ đến giải pháp Bảo Đại để bảo vệ lợi ích của Pháp tại Việt Nam và thực hiện chiến lược "''ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản''" của khối các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp<ref>The first Indochina war : French and American policy 1945-54 - Ronald E Irving - London : Croom Helm, 1986</ref>. Người trung gian của Pháp là Đại tá Nguyễn Văn Xuân. Vào giữa năm 1947, Nguyễn Văn Xuân được nhà nước Pháp phong quân hàm [[Chuẩn tướng|Thiếu tướng]] và ngày [[8 tháng 10]] năm [[1947]], ông được Hội đồng tư vấn Nam kỳ bầu vào chức vụ Thủ tướng và thành lập chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, với tên mới là chính phủ Nam phần Việt Nam.
Dòng 24:
Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, người Pháp lập ra các cơ quan hành chính tạm thời là Hội đồng An dân Bắc phần và Hội đồng Chấp chánh lâm thời Trung phần do [[Trương Đình Tri]] và [[Trần Văn Lý]] đứng đầu.
 
Trong khi đó những người bảo hoàng cố thương lượng với Pháp về chủ quyền đất nước. Theo [[Thỏa ước Vịnh Hạ Long]] ngày 6 Tháng Chạp giữa Cao ủy Bollaert và Bảo Đại thì Pháp thừa nhận nước Việt Nam "độc lập" nhưng có điều kiện hạn chế về ngoại giao, quốc phòng và quy chế dân tộc thiểu số. Để xúc tiến việc trao trả độc lập hoàn toàn và sử đổi những khoản trên, ngày 26 Tháng Ba, 1948 ở [[Hồng Kông|Hương Cảng]] Bảo Đại tuyên bố thành lập chính phủ trung ương của [[Quốc gia Việt Nam]]. Bốn người được đề cử làm thủ tướng lúc bấy giờ là [[Ngô Đình Diệm]], [[Lê Văn Hoạch]], [[Trần Văn Hữu]] và Nguyễn Văn Xuân nhưng Ngô Đình Diệm và Lê Văn Hoạch khước từ vì không tán thành nghị định thư của Thỏa ước Vịnh Hạ Long. Cuối cùng Trần Văn Hữu nhường cho Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng [[Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam]].<ref>Lê Xuân Khoa. ''Việt Nam 1945-1995, Tập I''. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004. Trang 97.</ref>
 
Ngày [[27 tháng 5]] năm [[1948]], tướng Nguyễn Văn Xuân trình danh sách Chính phủ. Đến ngày [[5 tháng 6]] năm [[1948]] thì tuyên cáo [[Hạ Long]] được chính thức ký kết, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập của Việt Nam. Ngày [[8 tháng 3]] năm [[1949]], Tổng thống Pháp [[Vincent Auriol]] và Cựu hoàng [[Bảo Đại]] đã ký [[Hiệp ước Elysée]], thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối [[Liên hiệp Pháp]], gọi là [[Quốc gia Việt Nam]], đứng đầu là Bảo Đại.