Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Xuân Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 3:
==Thân thế==
 
Giáo sư Nguyễn Xuân Nguyên sinh ngày [[21 tháng 1]] năm [[1907]] tại xã [[Quảng Giao]], huyện [[Quảng Xương]], tỉnh [[Thanh Hóa]]. Thời niên thiếu ông theo gia đình học tiểu học ở [[Hà Tĩnh]], học trung học ở [[Vinh]], [[Nghệ An]]. Lớn lên, ông ra [[Hà Nội]] học [[trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội|trường Bưởi]]. Sau khi đỗ tú tài, năm 1929 ông thi vào học ở [[trường thuốc Đông Dương]] và tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1935 với luận án ''Góp phần nghiên cứu về bệnh nhiễm khuẩn Malléomyces ở Đông Dương''.
 
Trong thời gian học ở trường thuốc, ông tỏ ra là một sinh viên thông minh, hiếu học, được thầy và bạn kính nể nên khi bước sang năm học thứ năm, ông được tuyển chọn làm trợ lý giải phẫu và khi tốt nghiệp bác sĩ, ông được trường giữ lại làm hướng dẫn viên về bệnh học lâm sàng nhãn khoa (1936-1938) rồi Chủ nhiệm khoa mắt, Chủ nhiệm khoa ngoại (1939-1943), sau đó ông được cử làm giảng viên trường y kiêm Giám đốc nhà thương chữa mắt ở dốc [[Hàng Gà]] gần [[chợ Hôm]] (Đức Viên).
Dòng 14:
===Tham gia Chính quyền Cách mạng===
 
Sau [[Cách mạng tháng Tám|Cách mạng tháng 8]] năm 1945, tháng 11 năm 1945, ông thôi làm Giám đốc Bệnh viện Mắt để làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải Phòng<ref name="vnio.vn">http://www.vnio.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=474%3Achng-ii-giai-on-khang-chin-chng-phap-1946-1954&catid=137%3Alc-s-50-nm-vin-mt&Itemid=1046&lang=en</ref>. Ông cùng với các ông [[Lê Quang Đạo]], Bí thư Thành ủy kiêm Chủ nhiệm Việt Minh; [[Hoàng Tùng]] Bí thư Thành ủy, [[Vũ Quốc Uy]], Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính, [[Lê Đại Thanh]] Ủy viên Ủy ban Hành chính phụ trách tuyên truyền cùng điều hành tốt công việc trong tình thế khó khăn phức tạp. Tháng 10 năm 1946 khi Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] dự hội nghị Fontainebleau (Pháp) trở về bằng đường biển, Giáo sư Nguyễn Xuân Nguyên với tư cách Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng đã cùng với đại diện Quốc hội, đại diện Chính phủ ra Hạ Long đón đoàn về Hải Phòng.
 
Sau đó ông tham gia Ủy ban Kháng chiến hành chính [[Hải Phòng]], kiêm Phó Giám đốc Sở Y tế Liên khu 3 <ref name="vnio.vn"/>.
Dòng 23:
 
===Hoạt động sau 1954===
Sau năm 1954, ông là một trong 9 cán bộ giảng dạy đầu tiên của trường [[Đại học Y dược Hà Nội]] được nhà nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Việt Nam Dân chủ cộng hòa]] phong hàm Giáo sư và được giao nhiệm vụ chủ nhiệm bộ môn nhãn khoa Trường đại học Y dược Hà Nội kiêm Giám đốc [[Bệnh viện Mắt]] rồi Viện trưởng [[Viện Mắt]].
 
Từ năm 1960 trở đi, ông được bầu vào quốc hội và được cử làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhãn khoa và là Ủy viên thường trực của [[Đảng Xã hội Việt Nam]].