Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Oánh Sơn Thiệu Cẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ptbotgourou (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: fr:Keizan Jōkin
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 15:
Dựa trên các giáo lí nền tảng, Sư hướng dẫn rất tỉ mỉ về việc thực hành toạ thiền:
:"Các buổi lễ long trọng và những ngôi chùa vĩ đại thờ Phật đều rất có ý nghĩa, nhưng nếu ai muốn toạ thiền rốt ráo, người ấy không được tham gia tổ chức các lễ này... Không nên toạ thiền ở nơi nào quá sáng hoặc quá tối, quá nóng hoặc quá lạnh, cũng không nên toạ thiền gần những người say đắm vào việc vui chơi hoặc kĩ nữ! Thiền đường, bên cạnh một vị thầy uy tín, cao vút trên núi hoặc tận sâu dưới thung lũng là những nơi thích hợp. Bên cạnh suối xanh, trên đỉnh núi cao là những nơi thuận tiện để kinh hành... Hành giả không được quên việc quán tất cả các pháp đều [[vô thường]] vì việc ấy giúp trau dồi tâm kiên cường... Lúc nào cũng giữ lòng từ bi và chuyển tất cả những phúc đức thu thập được đến tất cả chúng sinh! Không được phát tâm kiêu mạn, không được khinh thường Phật pháp! Những phong cách này chính là phong cách của phàm phu, ngoại đạo. Nếu lúc nào cũng chú tâm đến lời nguyện đoạn tất cả phiền não để đạt Giác ngộ thì phải toạ thiền và vô tác (không làm). Đây là quy luật quan trọng của việc toạ thiền."
Một trong những thành công lớn của Sư là việc thành lập hai ngôi chùa lớn của tông [[Tào Động tông|Tào Động]], đó là Vĩnh Quang tự (ja. ''yōkō-ji'') và [[Chùa Sōji|Tổng Trì tự]] (ja. ''sōji-ji'', [[1322]]). Hậu Đề Hồ (ja. ''go-daigo'') Thiên hoàng nâng cấp Tổng Trì tự ngang hàng với Vĩnh Bình tự (ja. ''eihei-ji'') và gọi là Đại bản sơn (ja. ''daihonzan'') của tông Tào Động.
 
Trong khoảng thời gian cuối đời, Sư lui về Vĩnh Quang tự và giao phó việc quản lí chùa Tổng Trì cho vị đại đệ tử là [[Nga Sơn Thiều Thạc]] (ja. ''gasan jōseki'', [[1275]]-[[1365]]). Trước khi tịch, Sư còn soạn tập ''Oánh Sơn thanh quy'' (zh. 瑩山清規, ja. ''keizan shingi''). Hài cốt của Sư được chia ra và thờ cúng tại bốn ngôi chùa: Đại Thừa, Vĩnh Quang, Tổng Trì và Tịnh Trụ (淨住寺, ja. ''jōjū-ji'').