Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào Thơ mới (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Văn học Việt Nam}}
Đầu [[thập niên 1930]], [[văn hóa|văn hoá]] [[Việt Nam]] diễn ra một cuộc vận động đổi mới [[thơ|thơ ca]] mạnh mẽ với sự xuất hiện một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc cách tân này đi vào lịch sử [[văn học]] với tên gọi '''Phong trào Thơ mới'''.
 
==Lịch sử==
Việc [[chủ nghĩa tư bản]] thâm nhập vào Việt Nam và sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]], cùng với việc người [[Pháp]] đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.
 
Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra [[đường luật#vần|vần luật]], [[thơ#Niêm|niêm luật]] của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người. Năm [[1917]] trên báo ''[[Nam Phong tạp chí|Nam Phong]]'' (số 5), [[Phạm Quỳnh]], nổi tiếng là người bảo thủ, cũng phải thú nhận sự gò bó của các luật [[thơ cũ]]:
:"''Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy.''"
 
Dòng 27:
 
==Những tác phẩm đầu tiên==
Những tác phẩm ra đời đầu tiên được chính nhóm [[Tự Lực văn đoàn|Tự lực văn đoàn]] chê là ''"đọc lên nó lủng củng, trục trặc, lại có vẻ ngơ ngẩn"'' và giáo sư [[Hoàng Như Mai]] cho rằng ''"bây giờ không ai kể nó ra nữa, không phải vì bội bạc mà vì nó dở"''<ref>Trích trong bài ''Cái thuở ban đầu những nỗi trớ trêu'' của giáo sư [[Hoàng Như Mai]], đăng trên tạp chí ''Kiến Thức ngày nay'', số ngày 1 tháng 11 năm 1992</ref>
*Một đoạn trong bài "Tình già" của [[Phan Khôi]] viết:
:''...Ôi đôi ta tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng.''