Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phó bảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{for|thị trấn của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang|Phó Bảng}}
'''Phó bảng''' ({{hn|ch=副榜}}; [[tiếng Trung Quốc|tiếng Hoa]]: Ất tiến sĩ ''乙進士'') là một [[học vị]] trong hệ thống giáo dục [[Việt Nam]] thời [[nhà Nguyễn]] ([[1802]]-[[1945]]).
 
Học vị ở dưới [[Thái học sinh|Tiến sĩ]], trên [[Cử nhân (định hướng)|Cử nhân]]. Người đi dự [[thi Hội]] mà không đủ điểm đỗ tiến sĩ, được lấy đỗ thêm để khuyến khích, tên ghi vào một bảng phụ, nên gọi là Phó bảng.
 
Học vị này có từ năm [[1829]] khi vua [[Minh Mạng]] chủ trương lấy thêm học vị phó bảng "để bổ dụng trước cho được phân biệt với cử nhân, giám sinh không cập cách" (trích [[Đại Nam thực lục]]). Từ năm này các thí sinh đỗ [[thi Hội]] được chia làm hai bảng theo số điểm bài thi: chánh bảng và phó bảng. Chánh bảng là đỗ chính thức, phó bảng là bảng phụ, lấy đỗ thêm.
Dòng 12:
Từ 1829, thang điểm thi Đình là:
 
* Đạt 10 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh ([[Thủ khoa nho học Việt Nam|Đình nguyên]], đỗ đầu thi Đình, tương đương với [[Trạng nguyên Việt Nam|Trạng nguyên]] trước kia, vì [[nhà Nguyễn]] chủ trương không lấy Trạng nguyên).
* Đạt 9 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh ([[Bảng nhãn]]).
* Đạt 8 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh ([[Thám hoa]]).
* Đạt 7 và 6 điểm, đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân ([[Hoàng giáp]]).
* Đạt 5 điểm trở xuống đỗ đệ tam giáp [[đồng tiến sĩ xuất thân]] ([[đồng tiến sĩ xuất thân|đồng tiến sĩ]]).
* Đạt 5 điểm trở xuống đỗ phó bảng.