Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phương pháp khối phổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Mass spectrom.gif|nhỏ|phải|250px|Mô hình cơ bản của một khối phổ kế.]]
'''Phương pháp phổ khối''' là một kĩ thuật dùng để đo đạc ''tỉ lệ khối lượng-trên-điện tích'' của [[ion]]; dùng thiết bị chuyên dụng là '''khối phổ kế'''. Kĩ thuật này có nhiều ứng dụng, bao gồm:
* Xác định các [[hợp chất hóa học|hợp chất]] chưa biết bằng cách dựa vào [[khối lượng]] của [[phân tử]] hợp chất hay từng phần tách riêng của nó
* Xác định kết cấu chất [[đồng vị]] của các thành phần trong hợp chất
* Xác định cấu trúc của một hợp chất bằng cách quan sát từng phần tách riêng của nó
Dòng 8:
* Xác định các thuộc tính vật lí, hóa học hay ngay cả sinh học của hợp chất với nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
 
Một '''khối phổ kế''' là một thiết bị dùng cho phương pháp phổ khối, cho ra [[phương pháp phổ khối lượng|phổ khối lượng]] của một mẫu để tìm ra thành phần của nó. Có thể ion hóa mẫu và tách các ion của nó với các khối lượng khác nhau và lưu lại thông tin dựa vào việc đo đạc cường độ dòng ion. Một khối phổ kế thông thường gồm 3 phần: phần [[nguồn ion]], phần phân tích khối lượng, và phần đo đạc.
 
== Ví dụ về cách hoạt động ==
Các [[hợp chất hóa học|hóa chất]] khác nhau thì có [[khối lượng]] phân tử khác nhau. Dựa vào đó, khối phổ kế sẽ xác định chất hóa học nào có nằm trong mẫu. Ví dụ, muối [[muối ăn|NaCl]] hấp thụ năng lượng (năng lượng hấp thụ tùy theo nguồn ion, ví dụ MALDI năng lượng là tia laser) tách ra thành các phân tử tích điện, gọi là [[ion]]), trong giai đoạn đầu của phương pháp phổ khối. Các ion Na<sup>+</sup>, Cl<sup>-</sup> có trọng lượng nguyên tử khác biệt. Do chúng [[điện tích|tích điện]], nghĩa là đường đi của chúng có thể được điều khiển bằng [[điện trường]] hoặc [[từ trường]]. Các ion được đưa vào buồng gia tốc và đi qua một khe vào miếng [[kim loại]]. Một từ trường được đưa vào buồng đó. Từ trường sẽ tác động vào mỗi ion với cùng một [[lực]] và làm trệch hướng chúng về phía đầu đo. Ion nhẹ hơn sẽ bị lệnh nhiều hơn ion nặng vì theo [[các định luật của Newton về chuyển động|định luật chuyển động của Newton]] gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng của phân tử. Đầu đo sẽ xác định xem ion bị lệnh bao nhiêu, và từ giá trị đo này, ''tỉ lệ khối lượng-trên-điện tích'' của ion có thể được tính toán. Từ đó, có thể xác đinh được thành phần hóa học của một mẫu gốc. Trên thực tế thì hai ion Na<sup>+</sup> và Cl<sup>-</sup> sẽ không được đo trong cùng một lần, vì các máy đo chỉ có thể nhận ra ion điện tích dương hoặc điện tích âm nên nếu máy khối phổ kế được điều chỉnh để đo các ion điện tích dương thì chỉ có ion Na<sup>+</sup> là được nhận ra bởi máy.
.Một trong những tính năng lớn của khối phổ lượng là có thể tìm thấy cấu tạo không gian của phân tử ví dụ phân tử C<sub>7</sub>H<sub>14</sub>O<sub>2</sub> có thể là acid hoặc ester ... Và khả năng phát hiện ra hợp chất với độ nhậy cực cao từ 10<sup>-6</sup> dến 10<sup>-12</sup> gram. Dưới đây là một khối phổ (electrospray)của phân tử Kaempferol-rhamnose-rhamnose-glucose(''m/z'' 741) trong loại cỏ ''thaliana'', phân tích với 5.10<sup>-6</sup>L (nếu dùng máy MALDI thì chỉ cần 0,5.10<sup>-6</sup>L).