Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân chủ chuyên chế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Các dạng chính phủ}}
 
'''Quân chủ chuyên chế''', còn gọi là '''đế chế''' (Tại Việt Nam "đế chế" hay bị lẫn lộn với [[đế quốc]]), '''chế độ quân chủ tuyệt đối''', là [[chế độ chính trị|chính thể]] mà [[chế độ quân chủ|quân chủ]] nắm thực quyền. [[Hiến pháp]] không tồn tại trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia [[phong kiến]].<ref>[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1FC7aWQ9MTk5ODcmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1leGFjdCZrZXl3b3JkPVFVJWMzJTgyTitDSCVlMSViYiVhNg==&page=1 Mục từ "Quân Chủ"] trong [[Từ điển bách khoa Việt Nam|Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam]]</ref> Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào các [[thế kỷ 17]] và 18.<ref>Ellen Judy Wilson, Peter Hanns Reill, ''Encyclopedia of the Enlightenment'', trang 1</ref>
 
Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu là nước [[Pháp]] dưới triều vua [[Louis XIV của Pháp|Louis XIV]]. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu [[thế kỷ 18]], tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và [[châu Âu]] đều coi uy quyền của ông là độc đoán.<ref>Ellen Judy Wilson, Peter Hanns Reill, ''Encyclopedia of the Enlightenment'', trang 203</ref> Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước [[Đế quốc Nga|Nga]], [[Vương quốc Phổ|Phổ]] và [[Đế quốc Áo|Áo]] noi theo.<ref>Usha Bhatt, ''A Complete Course In Political Science'', trang 118</ref> Đời vua [[Pyotr I của Nga|Pyotr Đại Đế]], nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó.<ref>Martha Moore, ''Kaplan AP European History 2009'', tang 71</ref> Cùng thời, vua Phổ là [[Friedrich Wilhelm I của Phổ|Friedrich Wilhelm I]] tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị cha uy quyền chuyên chính của toàn dân.<ref name="Ellen206"/> Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên chế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng [[Quân đội thường trực]]<ref>Rudolf Vierhaus, ''Germany in the Age of Absolutism'', trang 146</ref>, mà vị vua - chiến binh kinh điển là [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] - một vị vua lớn trong lịch sử nước Phổ.<ref name="Ellen206">Ellen Judy Wilson, Peter Hanns Reill, ''Encyclopedia of the Enlightenment'', trang 206</ref>
 
Trong thời đại của [[Thời kỳ Khai sáng|trào lưu triết học Khai Sáng]] mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trong khi hai nền quân chủ chuyên chế của [[người Đức]] là Áo và Phổ thì tiến hành [[đổi mới|cải cách]] tiến bộ và chấp nhận lý tưởng Khai Sáng, với những ông vua năng động như [[Joseph II của đế quốc La Mã Thần thánh|Joseph II]] nước Áo và [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] nước Phổ.<ref>Rudolf Vierhaus, ''Germany in the Age of Absolutism'', trang 83</ref> Đó gọi là chế độ "[[quân chủ chuyên chế Khai sáng]]", tuy nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vì độc đoán, nền quân sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt.<ref>Rudolf Vierhaus, ''Germany in the Age of Absolutism'', các trang 114-115.</ref> Ánh sáng của trào lưu triết học đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế [[Tây Ban Nha]] đương thời.<ref>Ellen Judy Wilson, Peter Hanns Reill, ''Encyclopedia of the Enlightenment'', trang 395</ref>
 
== Xem thêm ==