Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bài giảng trên núi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 50 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q51640 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Kitô giáo}}
[[Tập tin:Bloch-SermonOnTheMount.jpg|nhỏ|trái|''Bài giảng trên núi'' vẽ bởi [[Carl Heinrich Bloch]]]]
'''Bài giảng trên núi''', theo [[Phúc Âm Matthew|Phúc âm Matthew]], là bài thuyết giáo được [[Giê-su|Chúa Giêsu]] giảng cho các môn đệ và đám đông lớn trên một ngọn núi vào khoảng năm 30 [[CN]] (Mt 5:1; 7:28). Nơi diễn ra bài giảng được cho là một ngọn núi ở bờ bắc của [[biển hồ Galilee|biển Galilee]], gần [[Caphácnaum|Capernaum]] mà ngày nay gọi là [[núi Bát Phúc]]. Chi tiết của bài giảng được đúc kết từ Tin mừng Matthew 5-7.
 
Bài giảng trên núi có thể được so sánh với một bài giảng ngắn hơn, [[Bài giảng trên đất bằng]], được trình thuật trong Tin mừng Luke (Luke 6:17–49). Một số nhà bình giảng cho rằng chúng là một bài giảng, một số khác cho rằng Chúa Giêsu thường rao giảng những chủ đề tương tự ở nhiều nơi khác nhau, và một số nhà bình luận khác lại cho rằng không có bài giảng nào thực sự diễn ra, nhưng chúng được Matthew và Luke đúc kết từ những lời giảng chính của Chúa Giêsu.
 
Có lẽ phần được biết đến nhiều nhất của bài giảng là [[Các chânPhước phúcLành|Tám mối phúc thật]] ở đầu bài giảng. Bài giảng cũng bao gồm [[Kinh Lạy Cha]] và các huấn thị "không trả thù" và "giơ cả má kia", cũng như phiên bản [[Khuôn vàng thước ngọc]] của Chúa Giêsu. Các phần khác cũng thường được trích dẫn như "muối của đất," "ánh sáng thế gian," và "đừng xét đoán, để khỏi bị xét đoán." Nhiều người Kitô cho rằng Bài giảng trên núi là để diễn giải (''[[midrash]]'') cho [[Mười điều răn]]. Đối với nhiều người, gồm cả những nhà tư tưởng tôn giáo và đạo đức như [[Lev Nikolayevich Tolstoy|Tolstoy]] và [[Mahatma Gandhi|Gandhi]], Bài giảng trên núi chứa đựng những nguyên lý trung tâm của giáo lý Kitô giáo.
 
== Cấu trúc của bài giảng ==