Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bán tổng thống chế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q49890 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Forms of government.svg|nhỏ|400px|phải|Những quốc gia [[cộng hòa tổng thống]] được biểu thị bằng màu xanh biển (xanh lá lợt biểu thị các quốc gia có quốc hội bầu tổng thống và có thể giải tán nội các) trong khi đó các quốc gia bán-tổng thống chế được biểu thị bằng màu vàng.]]
{{Chính trị}}
'''Bán-tổng thống chế''' hay '''Hệ thống bán-tổng thống''' hoặc còn được biết như '''hệ thống tổng thống-đại nghị''' hoặc ''' hệ thống thủ tướng-tổng thống''' ([[tiếng Anh]]: ''semi-presidential system'', ''presidential-parliamentary system'', ''premier-presidential system'') là một [[các dạng chính phủ|hệ thống chính phủ]] trong đó có một [[tổng thống]] và một [[thủ tướng]]. Cả hai viên chức này đều là những người tham dự vào việc điều hành chính sự quốc gia hàng ngày. Hệ thống này khác hệ thống [[cộng hòa đại nghị]] vì có một [[nguyên thủ quốc gia]] được người dân bầu lên nhưng chỉ là nguyên thủ biểu tượng nghi thức và khác với [[tổng thống chế|hệ thống tổng thống]] vì có nội các phải chịu trách nhiệm trước quốc hội mặc dù được tổng thống bổ nhiệm. Quốc hội có thể bắt buộc nội các từ chức qua một cuộc [[biểu quyết bất tín nhiệm]].
 
Thuật từ này đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm xuất bản năm 1978 của nhà khoa học chính trị [[Maurice Duverger]] khi ông diễn tả [[Đệ ngũ Cộng hòa Pháp]] mà trong đó ông gọi là một ''régime semi-présidentiel'' (tiếng Pháp có nghĩa là ''chế độ bán-tổng thống'').<ref>Bahro, Bayerlein, and Veser, 1998.</ref>
 
== Điểm yếu của quốc hội ==
Các hệ thống bán-tổng thống có đặc điểm là bị giới hạn bởi quyền lực của quốc hội, trái ngược không chỉ với [[thể chế Đại nghị|hệ thống đại nghị]] mà còn trái ngược với các [[tổng thống chế|hệ thống tổng thống]] toàn phần. [[Hiến pháp Pháp]] liệt kê rõ ràng các vấn đề mà quốc hội được phép làm luật,<ref>Article 34 of French Constitution, [[s:Constitution of France Fifth Republic|full text]]</ref> trong khi những việc khác được dành riêng cho các sắc lệnh của chính phủ; hiến pháp nghiêm cấm các kỳ họp dài hơn bốn tháng trong một năm mà không có lệnh của thủ tướng hay đảng đa số của thủ tướng và một sắc lệnh của tổng thống;<ref>Article 28 and article 30 of French Constitution;</ref> nó dẹp bỏ bất cứ đạo luật hay [[tu chính án]] nào làm giảm tiền công quỹ hay gia tăng gánh nặng lên công chúng;<ref>Article 40 of French Constitution;</ref> và nó chỉ cho phép quốc hội có không quá 8 ủy ban quốc hội, như thế giảm bớt sức tải công việc lên quốc hội so với các quốc hội [[tổng thống chế]] toàn phần như [[Quốc hội Hoa Kỳ]].
 
== Sự phân chia quyền lực ==
Dòng 12:
 
== Chính phủ đồng sinh ==
Hệ thống bán-tổng thống đôi khi có thể trải qua những giai đoạn mà tổng thống và thủ tướng thuộc các đảng phái chính trị khác và đối lập nhau. Tình trạng này được gọi là "chính phủ đồng sinh" (''cohabitation''), một thuật từ có nguồn gốc bắt đầu từ [[Pháp]] khi tình trạng như thế xảy ra lần đầu tiên vào [[thập niên 1980]]. Trong đa số trường hợp, kết quả đồng sinh từ một hệ thống chính phủ mà hai chức vụ hành pháp không được bầu lên cùng lúc hoặc cho cùng nhiệm kỳ. Chẳng hạn, vào năm 1981, nước Pháp bầu lên một tổng thống thuộc đảng Xã hội và một quốc hội với đa số thành viên thuộc đảng Xã hội. Kết quả là nước Pháp khi đó có cả 1 tổng thống và một thủ tướng đều thuộc đảng Xã hội. Nhưng trong khi nhiệm kỳ của tổng thống Pháp là 7 năm thì nhiệm kỳ của quốc hội Pháp chỉ có 5 năm. Khi cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào năm 1986, người Pháp lại bầu lên một quốc hội trung-hữu vì thế tổng thống đảng xã hội là [[François Mitterrand|Francois Mitterrand]] bị buộc phải "đồng sinh" với một vị thủ tướng cánh hữu.
 
Đồng sinh có thể tạo ra một hệ thống hữu hiệu về [[tam quyền phân lập|kiểm soát và cân bằng quyền lực]] hay cũng có thể tạo ra một thời kỳ căng thẳng còn tùy thuộc vào thái độ của hai nhà lãnh đạo, tư tưởng của đảng của họ, hay những đòi hỏi của các cử tri. Lấy một thí dụ điển hình, nền chính trị của quốc đảo [[Sri Lanka]] trong nhiều năm đã chứng kiến một cuộc dằn co dữ dội giữa tổng thống và thủ tướng, thuộc từ hai đảng khác nhau và được bầu lên riêng lẽ, về vấn đề các cuộc thương lượng với [[Những con Hổ giải phóng Tamil|Lực lượng Hỗ Tamil]] để giải quyết cuộc nội chiến kéo dài.