Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Văn Dị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Bùi Văn Dị''' (裴文異, 1833-1895), còn được gọi là '''Bùi Dị''', tự: ''Ân Niên''(殷年), các tên hiệu: ''Tốn Am(遜庵), Do Hiên(輶軒), Hải Nông(海農), Châu Giang(珠江)''; là [[nhà thơ]], [[giáo viên|nhà giáo]] và là một đại thần trải 7 đời vua [[nhà Nguyễn|Nguyễn]]: [[Tự Đức]], [[Dục Đức]], [[Hiệp Hòa]], [[Kiến Phúc]], [[Hàm Nghi]], [[Đồng Khánh]], [[Thành Thái]] trong [[lịch sử]] [[Việt Nam]]<ref>[http://www.hanam.gov.vn/index.asp?newsID=246&language=tiengviet].</ref>.
 
==Tiểu sử==
Dòng 5:
'''Bùi Văn Dị''' sinh ngày 28 tháng Ba năm [[Quý Tỵ]] (tức [[17 tháng 5]] năm [[1833]]) trong một gia đình nho học tại làng Châu Cầu, nay thuộc phường Lương Khánh Thiện và phường Minh Khai (thành phố Phủ Lý, tỉnh [[Hà Nam]]. Cha ông là Bùi Văn Hy, đỗ [[tú tài]] thời vua [[Minh Mạng]].
 
Nối nghiệp nhà, Bùi Văn Dị đi học từ rất sớm. Sau khi đỗ tú tài, khoa [[Ất Mão]] (1855), ông đỗ [[cử nhân (định hướng)|cử nhân]], nhưng mãi đến khoa [[Ất Sửu]] (1865) năm [[Tự Đức]] thứ 18 (1865), ông mới đỗ [[Phó bảng]] cùng với người em họ (con chú ruột) là Bùi Văn Quế.
 
===Làm quan===
Thi đỗ, Bùi Văn Dị được bổ làm Tri huyện Lang Tài, Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh [[Bắc Ninh]] rồi làm Án sát [[Ninh Bình]]. Sau đó, ông được triệu về kinh đô [[Huế]], giữ chức Nội các sự vụ Thị lang [[bộ Lễ]], tiếp theo là Tham tri [[bộ Lại]].
Khi quân [[Trận thành Hà Nội (1873)|Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất]] (1873), ông được cử ra đó lo việc chống ngăn.
 
Từ năm 1876 đến 1878, ông được cử làm Chánh sứ, dẫn đoàn sang [[nhà Thanh]] ([[Trung Quốc]]). Cuối năm 1878, ông lại được sung vào Nội các, lại được cử duyệt quyển [[thi Hội]], [[thi Đình]].
 
Năm 1881, ông nhận chức Quản lý Thương bạc sự vụ đại thần. Năm 1882, [[Trận thành Hà Nội (1882)|Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai]], ông dâng sớ xin quyết đánh trả, và được làm Phó Kinh lược sứ Bắc Kỳ.
 
Ở đất Bắc, Bùi Văn Dị đối đầu với đối phương một vài trận, nhưng nổi tiếng là trận Gia Lâm, ông đã cùng với [[Hoàng Kế Viêm|Hoàng Tá Viêm]], [[Trương Quang Đản]], [[Nguyễn Cao]], [[Trần Xuân Soạn]] cùng hợp quân để tập kích quân Pháp đang ấn ra ngoại vi Hà Nội vào ngày 19-20 tháng 2 [[âm lịch]] (27-28 tháng 3 năm 1883). Kết cục, phía đối phương chết và bị thương gần 30 quân, số lính còn lại phải kéo nhau xuống tàu rút chạy về cố thủ ở Đồn Thủy. Được tin cậy, ông được cử làm Tham tán quân thứ [[Bắc Ninh]].
 
Năm 1883, triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước với Pháp ([[Hòa ước Quý Mùi, 1883|Hòa ước Quý Mùi]]), ra lệnh ông và một số tướng lĩnh khác phải bãi binh. Ông buồn rầu, chán nản lấy cớ bệnh xin từ chối chức Tổng đốc Ninh-Thái (gần như cùng lúc [[Nguyễn Khuyến]] từ chức Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên) và ở ẩn tại [[Thanh Hóa]].
 
Đầu năm 1884, ông lại được triệu về triều làm giảng quan chuyên giảng sách cho vua [[Kiến Phúc]] và vua [[Hàm Nghi]]. Năm 1885, ông bị ốm phải đi dưỡng bệnh tại Hải Quật ([[Yên Định]], Thanh Hóa). Đến năm 1887, ông lại được triệu vào kinh làm giảng quan cho vua [[Đồng Khánh]], rồi dần đảm đương nhiều chức vụ khác.