Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảng Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 92 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q25224 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 5:
Ký hiệu của đồng bảng ban đầu có hai gạch trên thân (₤), sau này mới chuyển thành một gạch (£), ký hiệu này xuất xứ từ ký tự L trong LSD – tên viết tắt của các đơn vị trong hệ đếm 12 – librae, solidi, denarii, chuyển sang [[tiếng Anh]] là Pound, shilling và pence (hoặc penny).
 
Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối [[Liên minh châu Âu|EU]] chuyển sang dùng đồng [[Euro]] (€). Nó là đồng tiền được lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng [[đô la Mỹ]] và đồng [[Euro]]. Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau đồng [[đô la Mỹ]], đồng [[Euro]] và đồng [[Yên Nhật]].
 
[[Tập tin:Giay bac £10 UK.gif|phải|nhỏ|250px|Tờ mười bảng (£10)]]
Dòng 66:
 
=== Đồng bảng (pound sterling) ===
Tên gọi đồng bảng (pound) bắt nguồn từ đồng Tower pound có hàm lượng [[bạc]] tinh khiết khá cao đạt 92,5% ([[Đồng (nguyên tố)|đồng]] chiếm phần còn lại 7,5%).
 
Đồng bảng Anh ngày nay (pound sterling) được xác lập bởi Nữ hoàng Elizabeth I và các cố vấn của bà. Những năm trước đó từ 1543-1551, nước Anh dưới thời vua Tudor trải qua biến động tài chính, đồng xu bạc – tiền của nước Anh giảm hàm lượng bạc rất nhiều. Tới năm 1551, hàm lượng bạc trong đồng penny của nước Anh chỉ còn một phần ba. Dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I, những đồng xu bạc cũ được thu về để đúc lại hoặc đổi đồng xu mới theo một tỷ lệ có khấu trừ.
 
Kể từ đó, đồng pound sterling giữ ổn định giá trị nội tại của nó bất kể các đồng tiền khác của [[Châu Âu]] thay đổi ra sao, qua các khủng hoảng tài chính năm 1621, 1694-96, 1774 và 1797 và thậm chí là sau khi nước Anh chuyển sang [[bản vị vàng]]. Ngay cả những loạn lạc của [[CáchNội mạngchiến Anh|Nội chiến nước Anh]] cũng không làm đồng bảng mất giá. Có ý kiến cho rằng nhờ đồng tiền vững giá trong nhiều thế kỷ, nước Anh xây dựng được nền tảng tài chính ưu việt, hệ thống tín dụng an toàn, uy tín trong suốt thế kỷ 18. Đồng bảng là đồng tiền chính thức của [[Ngân hàng Anh]] ngay khi nó thành lập năm 1694.
 
=== Bản vị vàng ===
Đồng bảng chuyển sang [[bản vị vàng]] một cách không chính thức từ bản vị bạc nhờ sự định giá vàng quá cao ở Anh khiến vàng chảy về nước Anh đối lại cho dòng xuất khẩu bạc đều đặn. Thực tế này xảy ra dù có việc tái định giá vàng năm 1717 của Ngài [[Isaac Newton]] lúc đó là người đứng đầu Xưởng đúc tiền hoàng gia (Royal Mint). Bản vị vàng được lập lại sau khi [[Các cuộc chiến tranh của Napoléon|Chiến tranh Napoleon]] cho đến sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]].
 
Cho đến trước [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh thế giới lần thứ nhất]], nước Anh là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới, chiếm 40% luồng xuất ngoại đầu tư của toàn cầu. Thế nhưng, sau chiến tranh, nó vay nợ 850 triệu bảng chủ yếu là từ [[Hoa Kỳ]], với lãi suất lên tới 40% chi tiêu của [[chính phủ]].
 
Trong một nỗ lực lấy lại sự ổn định [[tiền tệ]], [[bản vị vàng]] được khôi phục năm 1925, theo đó bảng Anh quay lại nội dung vàng ở mức trước chiến tranh, dẫu rằng người ta chỉ có thể đổi đồng bảng lấy vàng thỏi chứ không phải xu vàng. Bản vị vàng bị từ bỏ ngày 21 tháng 09 năm 1931 trong thời gian [[Đại khủng hoảng]] và bảng Anh mất giá 25%.
 
Ngày nay, việc đảm bảo quy đổi tiền tệ ra kim loại quý không còn nữa. [[Đô la Mỹ|Dollar Mỹ]] là đồng tiền cuối cùng duy trì bản vị vàng tới năm 1971. Bảng Anh đã từng là đồng tiền của nhiều khu vực của [[Đế quốc Anh]]. Khi Đế quốc Anh trở thành [[Khối Thịnh vượng chung Anh|Khối thịnh vượng chung]], các quốc gia tự phát hành đồng tiền riêng như đồng bảng Australia (1910-1966) và đồng bảng Ireland (1928-1999). Những đồng tiền này nằm trong ảnh hưởng của đồng bảng và tỷ giá gắn với bảng Anh.
 
=== Gắn chặt với đô la Mỹ ===
Kể từ khi từ bỏ cam kết quy đổi trực tiếp đồng bảng ra vàng (bản vị vàng), có một số nỗ lực để cố định giá trị của bảng Anh với một số ngoại tệ khác, đặc biệt là với [[đô la Mỹ]].
 
Dưới những áp lực kinh tế liên tiếp và mặc dù luôn từ chối phá giá đồng bảng, cuối cùng, ngày 19 tháng 9 năm 1949, chính phủ Anh buộc phải phá giá tiền tê 40% từ tỷ giá với đô la Mỹ là £1 = US$4 xuống US$2,80. Động thái này kéo theo sự phá giá so với đô la Mỹ của đồng tiền các quốc gia khác gồm [[Úc]], [[Đan Mạch]], [[Cộng hòa Ireland|Ireland]], [[Ai Cập]], [[Ấn Độ]], [[Israel]], [[New Zealand]], [[Na Uy]], và [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]].
 
Đến giữa những năm 1960, đồng bảng lại đứng trước áp lực phá giá so với đồng đô la Mỹ. Mùa hè năm 1966, giá trị bảng Anh tụt xuống trên thị trường tiền tệ. Chính phủ của thủ tướng Wilson buộc phải thắt chặt kiểm soát giao dịch ngoại tệ. Ngày 18 tháng 11 năm 1967, đồng bảng Anh mất giá tới 14,3% xuống mức £1 = US$2,41. Trong nhiều biện pháp quản lý, có cả những biện pháp cực đoan như cấm khách du lịch mang ra khỏi nước Anh quá £50. Sự cấm đoán được dỡ bỏ năm 1970.
 
Cùng với sự sụp đổ của [[Hệ thống Bretton Woods|Hệ thống tiền tệ Bretton Woods]], đồng tiền của nước Anh được thả nổi, để tự thị trường quyết định giá trị. Khu vực ảnh hưởng của đồng bảng Anh chấm dứt sự tồn tại cùng quyết định này, các thành viên của khu vực cũng thả nổi tỷ giá tiền tệ.
 
Một cuộc khủng hoảng tài chính nữa diễn ra năm 1976 khi có tin tiết lộ rằng [[Quỹ Tiền tệ Quốc tế|Quỹ tiền tệ quốc tế]] (IMF) cho rằng tỷ giá của đồng bảng nên ở tỷ giá £1 = US$1,50. Kết quả là tỷ giá thị trường của bảng Anh sa xuống mức £1 = US$1,57 và chính phủ Anh quyết định phải vay £2,3 tỷ từ IMF để cứu vãn tỷ giá đồng tiền. Đầu thập kỷ 1980, đồng tiền nước Anh tăng dần giá trị lên trên US$2 nhờ lãi suất tăng lên khi [[chính sách lưu thông tiền tệ|chính sách tiền tệ]] hướng đến sử dụng công cụ nguồn cung tiền tệ. Tỷ giá cao của đồng bảng bị chỉ trích là một nguyên nhân của sự [[suy thoái kinh tế]] của nước Anh năm 1981. Tỷ giá tụt xuống mức thấp nhất là tháng 2 năm 1985 với giá £1 =US$1,05. Nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh vào đầu những năm 1990, trở về ngưỡng US$2.
 
=== Gắn chặt với đồng Mác Đức ===
Năm 1988, Bộ trưởng Tài chính Nigel Lawson dưới thời thủ tướng [[Margaret Thatcher]] quyết định rằng đồng bảng sẽ "theo bóng" đồng [[Mác Đức|Mác Tây Đức]]. Hậu quả là [[lạm phát]] gia tăng nhanh chóng trong khi kinh tế bùng nổ ngắn hạn bởi lãi suất quá thấp. Chính phủ của [[Đảng Bảo thủ (Anh)|Đảng Bảo thủ Anh]] từ chối sử dụng các cơ chế bổ sung khác nhằm kiểm soát bùng nổ tín dụng. Cựu thủ tướng Ted Health mô tả Bộ trưởng Tài chính Nigel Lawson là "tay chơi gôn chỉ có một gậy".
 
=== Gắn với đồng tiền chung Châu Âu ===
Dòng 106:
 
=== Với đồng tiền chung Châu Âu - Euro (€) ===
Là một thành viên của [[Liên minh châu Âu|Liên minh Châu Âu]], nước Anh có quyền chấp nhận euro (€) là đồng tiền chính thức của nó. Song, do còn nhiều tranh cãi về mặt chính trị không chỉ là bởi nước Anh đã từng bị buộc phải ra khỏi Cơ chế Tỷ giá Châu Âu khi mà sự yếu kém của kinh tế Anh làm cho cơ chế này không duy trì được. Cùng với Đan Mạch và Thụy Điển, Anh chưa gia nhập đồng hệ thống đồng tiền chung Châu Âu. Đứng về mặt lý thuyết, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu phải gia nhập hệ thống này và chấp nhận đồng euro, tuy nhiên có quyền trì hoãn không xác định thời gian. Việc thay thế đồng bảng bằng đồng euro gặp phải trở ngại còn bởi lý do đồng bảng là biểu tượng tự hào quốc gia của Anh.
 
=== Đầu thế kỷ 21 ===
Dòng 116:
Về giai đoạn 1750-1914, tài liệu nhận xét: "Mặc dù giá cả có những biến động đáng kể theo từng năm trước năm 1914 (phản ánh tình hình mùa màng, chiến tranh, v.v..) nhưng trong thời gian dài mức tăng giá không thể so sánh với giai đoạn sau 1945". Bản nhận xét tiếp tục, "từ năm 1945, giá cả tăng hàng năm tổng cộng đến 2005 là hơn 27 lần mức giá năm 1945".
 
Chỉ số giá trị đồng bảng năm 1750 là 5,1, tăng đến đỉnh cao ở con số 16,3 năm 1813, và sau đó nhanh chóng giảm xuống quanh 10,0 ngay sau kết thúc [[các cuộc chiến tranh của Napoléon|chiến tranh Napoleon]]. Cho đến hết thế kỷ 19, chỉ số dao động trong khoảng 8,5 đến 10,0. Chỉ số đồng bản năm 1914 là 9,8; lên đỉnh cao 25,3 năm 1920 để rồi giảm xuống 15,8 năm 1933 và 1934. Như vậy giá cả thời điểm này đã gấp ba lần so với 180 năm trước đó.
 
[[Lạm phát]] đã có ảnh hưởng to lớn trong và sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]: - chỉ số 20,2 năm 1940 và 757,3 năm 2005