Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bầu cử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 73 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q40231 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Bầu cử}}
'''Bầu cử''' là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây là cơ chế thông thường mà các nền [[dân chủ]] hiện dùng để phân bổ chức vụ trong bộ máy [[cơ quan lập pháp|lập pháp]], thỉnh thoảng ở bộ máy [[quyền hành pháp|hành pháp]], [[tư pháp]], và ở [[chính quyền địa phương]]. Bầu cử là một trong những chế định quan trọng trong ngành Luật Hiến pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước.<ref>Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, trang 239</ref>
== Thuật ngữ ==
{{Wiktionary|bầu}}
Dòng 10:
Khác với cuộc bầu cử được sử dụng trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, cuộc bầu cử thành lập cơ quan nhà nước hay một chức danh nhà nước được điều chỉnh bởi [[Hiến pháp]] và pháp luật do nhà nước ban hành. Thông thường [[Nghị viện]], cơ quan đại diện của chính quyền địa phương được thành lập bằng con đường bầu cử. Ở một số nước, các cơ quan nhà nước khác như [[Tổng thống]], [[Chính phủ]], Tòa án cũng được thành lập thông qua bầu cử.
 
Bầu cử cũng thường được thấy sử dụng rộng rãi các tổ chức thương mại và tư nhân, từ các câu lạc bộ cho đến các hội từ thiện và các tập đoàn. Tuy nhiên, như [[Montesquieu]] chỉ ra trong Quyển II, Chương 2 của cuốn ''[[Tinh thần pháp luật|De l'esprit des lois]]'' (Tinh thần Pháp luật) của ông rằng trong việc bầu cử ở thể chế [[cộng hòa]] hay dân chủ, cử tri có khi là những người cầm quyền của quốc gia có khi lại là người dân của nhà nước đó bằng việc bỏ phiếu. Nó cho phép người dân có quyền rất lớn để hành động như những "chủ nhân" chọn những "công bộc" chính quyền cho chính họ. Đặc điểm đặc biệt của các nền dân chủ và cộng hòa là sự nhận thức rằng chỉ có quyền hợp pháp cho nhà nước "của dân, do dân và vì dân" là phải có sự đồng thuận của người dân hay những người bị trị (''consent of the governed'').
 
Việc chấp nhận rộng rãi về bầu cử như là một công cụ để chọn ra các đại diện của nhân dân trong các nền dân chủ hiện đại tương phản với thực tiễn trong thời nguyên mẫu [[dân chủ Athena]], nơi bầu cử được xem là cơ quan của chính thể đầu sỏ và ở đó hầu hết các chức vụ nhà nước được phân bổ theo kiểu bắt thăm, cũng như chỉ định.
 
Cải cách bầu cử mô tả quá trình đưa ra các hệ thống bầu cử công bằng mà nó chưa đạt được, hay cải thiện tính công bằng hay hiệu quả của các hệ thống đang tồn tại. Khoa nghiên cứu bầu cử (''psephology'') là khoa nghiên cứu kết quả và các [[khoa học Thống kê|thống kê]] có liên quan tới các cuộc bầu cử (đặc biệt với quan điểm tiên đoán kết quả trong tương lai).
 
Cần phân biệt giữa bầu cử với chế độ bầu cử, theo đó, chế định bầu cử là một tổng thể gồm các nguyên tắc, các quy định của pháp luật về bầu cử cùng tất cả các quan hệ được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc công dân ghi tên trong danh sách bầu cử đến lúc các lá phiếu được bỏ vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử.<ref>Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, trang 330</ref> Đó là tổng thể các quan hệ xã hội hợp thành trình tự bầu cử.<ref>Giáo trình Hiến pháp nước ngoài, trang 54</ref>
Dòng 27:
Hiến pháp mọi nước đều tuyên bố nguyên tắc phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử.
 
Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử có nội dung bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, [[nam]], [[phụ nữ|nữ]], thành phần [[xã hội]], tín ngưỡng, [[tôn giáo]], trình độ [[văn hóa|văn hoá]], nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật.
 
Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính [[dân chủ]], công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử.
Dòng 87:
* Bầu cử tổng thống hay chủ tịch
* [[Tổng tuyển cử]]
* [[Bầu cử sơ bộ|Bầu cử chỉ định ứng viên]]
* [[Bầu cử phụ]] ''(By-election)''
* [[Bẩu cử địa phương]]