Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bồi tụ (thiên văn học)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 27 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q419978 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Accretion disk.jpg|phải|nhỏ|180px|Ảnh vẽ, minh họa quá trình vật chất của một ngôi sao rơi vào một lỗ đen, tạo thành đĩa bồi tụ chuyển động quanh ngôi [[sao đôi|sao đồng hành]] [[sao đặc|đặc]] này.]]
'''Bồi tụ''' trong [[thiên văn học]] là quá trình [[tương tác hấp dẫn|hấp dẫn]], qua đó một số thiên thể như các [[hành tinh]], các [[sao|ngôi sao]] được hình thành từ [[bụi]] và [[chất khí]]. Đây là quá trình khi vật chất rơi lên các ngôi sao, [[thiên hà]] hay rơi lên các vật thể từ không gian gần chúng, do tác dụng của các lực hấp dẫn. Ví dụ, hiện tượng bồi tụ có mặt trong các giai đoạn đầu của [[các giai đoạn tiến hóa sao|tiến hóa sao]]. Ở phần lớn các [[sao]] lại diễn ra quá trình [[gió sao|thất thoát vật chất sao]], là quá trình đối ngược với sự bồi tụ.
 
==Đĩa bồi tụ==
Đĩa bồi tụ là một cấu trúc có từ vật chất đang rơi vào và chuyển động quanh ''nguồn hấp dẫn'', mang hình [[đĩa]] do tác động của [[lực ly tâm|lực li tâm]].
 
==Sao đôi kế cận==
Bồi tụ có ý nghĩa quan trọng trong các hệ [[sao đôi]] kế cận, khi vật chất từ một sao bị hút sang sao thứ hai.
*Khi một trong hai sao thành phần là một [[sao lùn trắng]], hiện tượng bồi tụ chất khí sẽ xảy ra lên bề mặt sao lùn này. [[Hiđrô|Hydrô]], thành phần chính của chất khí, trong quá trình bồi tụ được làm nóng lên dần. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết cho việc khởi đầu [[phản ứng tổng hợp hạt nhân|phản ứng nhiệt hạch]], ngôi sao bùng nổ như một [[tân tinh]].
*Quá trình bồi tụ chất khí lên [[sao neutron]] hay [[lỗ đen]] góp phần giải thích bản chất bức xạ [[tia X]] của chúng. Bồi đắp không thể xảy ra tại các [[sao xung|pulsar]] trẻ do chúng là nguồn phát ra các hạt năng lượng cao. Mức độ giải phóng hạt từ pulsar giảm dần, sau 10<sup>6</sup>-10<sup>7</sup> năm, quá trình bồi đắp lên pulsar mới có thể xảy ra. Vật chất rơi vào ngôi [[sao đặc]], tạo nên ''đĩa bồi đắp'' quanh sao.
 
==Bồi tụ trong vũ trụ==
Các nguồn [[Tia X|X-quang]] Her X-1 và Cen X-3 là ví dụ của sự bồi đắp lên sao neutron. Trong trường hợp của Cyg X-1, vật chất bồi tụ lên bề mặt lỗ đen, trong đó nguồn bức xạ X-quang là đĩa bồi tụ.