Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ luật Eshnunna”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 7 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q953024 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Bộ luật Eshnunna''' là các câu văn khắc trên hai phiến đá được tìm thấy tại Tell Abū Harmal, gần [[Bagdad|Baghdad]], [[Iraq]], hiện được lưu giữ trong Viện Bảo tàng Quốc gia Iraq với ký hiệu IM51059 (phiến A) và IM52614 (phiến B) và một mảnh vỡ nhỏ tìm thấy ở Tell Haddad (Haddad 116, công bố năm 1982). Hai phiến đá cùng mảnh vụn này có thể chỉ là các bản sao tách biệt của một nguồn tài liệu cổ hơn và có niên đại vào khoảng 1930 TCN, trong thời kỳ trị vì của [[Bilalama]]. Viện khảo cổ Iraq đã tìm thấy hai bộ phiến đá tương tự như nhau này vào các năm 1945 và 1947. Trong số hai phiến đá này thì phiến A gần như nguyên vẹn, nhưng bề mặt chịu nhiều tổn hại còn phiến B chỉ là phần dưới của phiến đá gốc nhưng được bảo tồn tốt hơn. Niên đại của hai phiến đá này không muộn hơn thời kỳ trị vì của [[Dadusha]]. Chính vì thế, trong một số nguồn tài liệu, bộ luật [[Eshnunna]] được đề cập tới như là bộ luật [[Bilalama]] do niềm tin rằng vị vua trị vì Eshnunna này có lẽ là người sáng tạo ra chúng vì văn bản của đoạn mở đầu được tách ra ở điểm (dòng 2) nơi tên vị vua này được chỉ rõ và cho rằng dữ liệu khảo cổ học chỉ hỗ trợ/cung cấp ''[[terminus ad quem]]'' (niên đại gần đúng của văn bản), nhưng Goetze và một số tác giả khác vẫn bảo vệ quan điểm cho rằng phiến đá B có nguồn gốc từ thời kỳ trị vì của [[Dadusha]] còn phiến A có thể có sớm hơn.
 
Các khác biệt giữa [[bộ luật Hammurabi]] và bộ luật [[Eshnunna]] đóng góp một cách đáng kể vào việc minh họa sự phát triển của luật pháp cổ đại bằng văn tự hình nêm. [[Eshnunna]] nằm ở phía bắc [[Ur (thành phố)|Ur]] trên sông [[Tigris]] và nó đã trở thành quan trọng về mặt chính trị sau khi vương triều thứ ba của Ur, do [[Ur-Nammu]] thành lập, bị sụp đổ.
 
Khác với các tập hợp pháp luật khác của vùng [[Lưỡng Hà|Mesopotamia]], bộ luật này có tên gọi theo thành phố nơi người ta tìm thấy nó – [[Eshnunna]] (nay là [[Tell Asmar]]), nằm trên bờ [[sông Diyala]], một nhánh của sông [[Tigris]]. Bộ tập hợp pháp luật này không phải là [[bộ luật]] hệ thống hóa thực sự và gần như 60 đoạn của nó được bảo tồn. Năm 1948, [[Albrecht Goetze]] từ [[đại học Yale]] đã phiên dịch và công bố chúng.
 
[[Albrecht Goetze]] đã chú ý tới kiểu đặc trưng trong cách biểu hiện văn bản. Bộ luật được sáng tác theo kiểu tạo thuận lợi cho việc ghi nhớ. Nhà khoa học người Israel và đồng thời là một trong số các chuyên gia hàng đầu về bộ tập hợp luật pháp này, [[Reuven Yaron]] từ [[Đại học Jerusalem]] khi đề cập về điều này đã phát biểu: “Điều có ý nghĩa đối với tôi – và có thể có ý nghĩa đối với những người đã tạo ra chúng gần 4.000 năm trước – là sự dễ dàng trong việc ghi nhớ văn bản.”
 
Câu điều kiện (“Nếu A chứ không B” – giống như đối với các bộ luật khác vùng [[Lưỡng Hà|Mesopotamia]]) là thuộc tính của tập hợp pháp điển hóa này. Trong 23 đoạn, nó xuất hiện trong dạng šumma awilum – “Nếu một người đàn ông…” Sau khi nêu giả định, một hình phạt chính xác sẽ tiếp theo, chẳng hạn LU42(A): “Nếu một người đàn ông cắn và làm tổn thương nghiêm trọng mũi của một người đàn ông [khác], ông ta phải nộp một mina bạc.”
 
Bộ luật chỉ ra rõ ràng các dấu hiệu của sự [[phân chia giai cấp|phân tầng xã hội]], chủ yếu tập trung vào hai giai cấp có lẽ là khác biệt: [[muškenum]] và [[awilum]]. Phạm vi khách thể chịu điều chỉnh của bộ luật [[Eshnunna]] là rộng lớn hơn so với trường hợp của các bộ luật bằng văn tự hình nêm ra đời sớm hơn: awilum – những người đàn ông và đàn bà tự do (mar awilim và marat awilim), muškenum, vợ (aššatum), con trai (maru), các nô lệ cả hai giới: nam (wardum) và nữ (amtum) – không phải là các khách thể duy nhất của bộ luật như trong xã hội chiếm hữu nô lệ nguyên thủy, và các tội trong đó các nạn nhân/khách thể thuộc giai cấp nô lệ phải chịu sự trừng phạt, và tên gọi các giai cấp khác như ubarum, apþarum, mudum (không được xác lập chắc chắn là gì).