Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiều Chửu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 15:
 
==Tuổi thơ==
Ông tên thật là '''Nguyễn Hữu Kha''', xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở [[Dòng họ Nguyễn Đông Tác|làng Trung Tự]], phường [[dòng họ Nguyễn Đông Tác|Đông Tác]] cũ, nay thuộc quận [[Đống Đa]], [[Hà Nội]]. Thân phụ của ông là [[Nguyễn Hữu Cầu (nhà nhoNho)|Nguyễn Hữu Cầu]], quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào [[Đông Kinh Nghĩa Thục|Đông Kinh nghĩa thục]] nên bị thực dân [[Pháp]] đày đi [[Côn Đảo]]. Cụ nội của ông là ông nghè Đông Tác [[Nguyễn Văn Lý (nhà Nguyễn)|Nguyễn Văn Lý]].
 
Ông kể về tuổi thơ của mình: "Nhà nghèo quá, chị em tôi 7-8 tuổi đã phải chăn bò cắt cỏ, gánh nước, thổi cơm nấu cám, 10 tuổi tát nước, 12 tuổi cày bừa. Năm tôi 13 tuổi, bố bị giặc Pháp bắt, được hai tháng thì mẹ sinh con thứ 8. Đẻ được ba ngày mẹ đã phải đi làm đồng" <ref>http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=24763</ref>.
Dòng 28:
Khi bà chị ruột túng bấn, ông thôi việc hiệu thuốc để giúp chị mưu sinh bằng nghề cho thuê đòn tang. 28 tuổi, ông giúp cậu em họ kiếm sống bằng cách cùng mua một máy in dập chân, thuê nhà số 36 [[Nguyễn Khuyến (phố Hà Nội)|phố Sinh Từ]] mở hiệu sách Hoà Ký (lấy tên từ phương châm Lục Hoà của Phật).
 
Đi sâu nghiên cứu Phật giáo, năm 1932-1933 ông cho ra đời bản dịch ''Khóa hư lục'', "bộ kinh cứu khổ cho đời" mà theo ông tác giả là vua [[Trần Nhân Tông]], vị tổ [[Trúc Lâm Yên Tử|Thiền phái Trúc Lâm]] Việt Nam (theo [[Đào Duy Anh]] thì tác giả là vua [[Trần Thái Tông]]).
 
Thiều Chửu góp công lớn trong sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934), nhưng khi Hội mời vào Ban Trị sự thì ông lại do dự vì thấy Ban này có mấy vị quan cai trị. Sau cùng ông nhận lời với ý nghĩ có thể lợi dụng Hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của nhà chùa thời đó.