Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thư Cừ Vô Húy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 4 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q3267252 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 34:
 
==Dưới thời Thư Cừ Mục Kiền==
Không rõ về thời điểm Thư Cừ Vô Húy được sinh ra. Sử liệu đầu tiên nhắc đến ông là trong năm 437, khi đó Thư Cừ Mục Kiền phong cho ông làm thái thú của quận Tửu Tuyền (酒泉, gần tương ứng với [[Tửu Tuyền]], [[Cam Túc]] hiện nay). Sau khi kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc [[Vũ Uy]], [[Cam Túc]]) bị quân Bắc Ngụy chiếm, còn Thư Cừ Mông Tốn bị Thái Vũ Đế [[Bắc Ngụy Thái Vũ Đế|Thác Bạt Đảo]] của Bắc Ngụy bắt giữ, năm 439, quân Bắc Ngụy đã tiến đánh các thành còn lại do gia tộc Thư Cừ Trấn giữ, và Thư Cừ Vô Húy, sau khi hội quân ở Tửu Tuyền cùng với Thư Cừ Nghi Đắc (沮渠宜得), đã từ bỏ Tửu Tuyền và ban đầu chạy đến Tấn Xương (晉昌, nay cũng thuộc Tửu Tuyền) và sau đó đến Đôn Hoàng (敦煌, nay thuộc [[Đôn Hoàng]], [[Cam Túc]])
 
==Nỗ lực kháng cự và phục quốc==
Dòng 41:
Vào mùa hè năm 441, một người anh em họ của Thư Cừ Vô Húy là Thư Cừ Đường Nhi (沮渠唐兒), lúc đó đang trấn giữ Đôn Hoàng, đã nổi loạn. Thư Cừ Vô Húy để lại một người anh em họ khác là Thư Cừ Thiên Chu (沮渠天周) ở lại trấn giữ Tửu Tuyền, còn mình thì đem quân đi đánh Thư Cừ Đường Nhi, và Thư Cừ Đường Nhi đã bị giết chết trong một trận chiến. Tuy vậy, Bắc Ngụy vẫn giữ thái độ nghi ngờ với ông, và họ đã cử tướng Đạt Hề Quyến (達奚眷) đi bao vây Tửu Tuyền. Vì nguồn lương thảo cạn kiệt nhanh chóng, nên vào mùa đông năm 441, Tửu Tuyền đã thất thủ trước quân Bắc Ngụy, và Thư Cừ Thiên Chu bị giết chết. Bản thân Thư Cừ Vô Húy cũng bị thiếu lương thảo tại Đôn Hoàng, và ông lo sợ rằng tiếp sau quân Bắc Ngụy sẽ tiến đánh mình, và do đó đã tính đến việc phục quốc tại Tây Vực. Ông ban đầu cử em trai [[Thư Cừ An Chu]] đi đánh nước [[Thiện Thiện]], song ban đầu Thư Cừ An Chu đã bị đẩy lui. Tuy nhiên, năm 442, Thư Cừ Vô Húy đã bỏ Đôn Hoàng và hội quân cùng Thư Cừ An Chu, và quốc vương của nước Thiện Thiện đã chạy trốn trong sợ hãi, song một nửa binh sĩ của Thư Cừ Vô Húy đã chết khát trên đường giữa Đôn Hoàng và Thiện Thiện.
 
Tuy nhiên, trong lúc này tướng [[Đường Khế]] (唐契) của [[Tây Lương]] trước đây đã tiến đánh một tướng cũ của Bắc Lương là [[Hám Sảng]] (闞爽) ở nước [[Cao Xương]]. Hám Sảng đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Thư Cừ Vô Húy, song lúc Thư Cừ Vô Húy đem viện binh đến thì Hám Sảng đã giết chết Đường Khế trong trận chiến và từ chối cho Thư Cừ Vô Húy tiến vào. Vào mùa thu năm 442, Thư Cừ Vô Húy tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Cao Xương, chiếm được nước này và buộc Hám sảng phải chạy trốn đến [[Nhu Nhiên]]. Thư Cừ Vô Húy đã cho dời đại bản doanh đến Cao Xương, và cử sứ thần đến kinh thành [[Kiến Khang]] của [[Lưu Tống]] để xin làm chư hầu và thiết lập liên minh. Lưu Tống Văn Đế [[Lưu Tống Văn Đế|Lưu Nghĩa Long]] đã phong cho ông làm Hà Tây vương.
 
Năm 444, Thư Cừ Vô Húy qua đời, và Thư Cừ An Chu lên kế vị ông.