Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh tôn giáo Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 27 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q673175 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{otheruses|Chiến tranh tôn giáo (định hướng)}}
'''Chiến tranh Tôn giáo Pháp''' ([[1562]] – [[1598]]) là một chuỗi gồm tám cuộc tranh chấp giữa phe [[Công giáo]] và phe [[Huguenot]] ([[Tin Lành|Kháng Cách]] [[Pháp]]) từ giữa [[thế kỷ 16]] kéo dài đến năm 1598. Ngoài những yếu tố [[tôn giáo]], cuộc chiến này là hệ quả của những tranh chấp nhằm nắm quyền kiểm soát nước Pháp giữa [[Nhà Giuse]] (''Lorraine'') đầy quyền lực và Liên minh Công giáo ở một phía, với [[Nhà Bourbon]] ở phía bên kia. Ngoài ra, chiến tranh tôn giáo Pháp không chỉ là một cuộc nội chiến, mà còn là chiến tranh ủy nhiệm giữa Vua [[Felipe II của Tây Ban Nha]] và Nữ hoàng [[Elizabeth I của Anh]]. Cuộc chiến kết thúc khi [[Henri IV của Pháp]] ban hành [[Chỉ dụ Nantes]], dành cho người Kháng Cách một số quyền tự do tôn giáo.
== Kháng Cách ở Pháp ==
Khi tư tưởng [[Martin Luther|Luther]] được truyền bá vào Pháp khoảng năm [[1520]], [[François I của Pháp|Vua François I]] tỏ ra khoan hòa đối với các nhà cải cách trong nước. Nhưng sau khi xảy ra Vụ Áp phích (tranh cổ động chống Công giáo xuất hiện ở [[Paris]] và bốn thành phố khác) trong năm [[1534]], nhà vua cảm thấy bị đe dọa, và bắt đầu công khai chống những người Kháng Cách. Một trong số họ, [[John Calvin]], phải tìm đến tị nạn ở [[Genève|Geneva]], và tạo lập ảnh hưởng to lớn trên phong trào cải cách. Trong thời trị vì của [[Henri II của Pháp|Henri II]] ([[1547]] – [[1559]]), [[Thần học Calvin]] thu hút nhiều người thuộc giới quý tộc, tầng lớp trung lưu, và những nhà trí thức. Dù chỉ là thành phần thiểu số ở Pháp, những người [[Huguenot]] giàu có, ảnh hưởng rộng, và có lập trường chống Công giáo bị nhiều người căm ghét.
 
Năm [[1559]], đại biểu của 66 giáo đoàn Kháng Cách ở Pháp bí mật họp tại Paris để thông qua một bản tuyên tín và một bản điều lệ, thành lập [[Giáo hội Kháng Cách Pháp]].
Dòng 10:
Năm 1559, cái chết đột ngột của Vua Henri II tạo ra một khoảng trống quyền lực, là cơ hội để Nhà Guise sùng tín [[Công giáo]] và có nhiều thế lực vận động nắm quyền (cháu gái của François, Nữ Công tước nhà Giuse -Mary - Nữ hoàng Scotland – là hoàng hậu của tân vương François II.<ref>Salmon, p.118.</ref> Tháng 3 năm [[1560]], xảy ra vụ “Chính biến Amboise”, một nhóm các nhà quý tộc bất mãn, do Jean du Barry lãnh đạo, âm mưu bắt cóc nhà vua nhưng bị bại lộ, dẫn đến việc xử tử hàng trăm người.<ref>Salmon, pp.124-5; the cultural context is explored by N.M. Sutherland, "Calvinism and the conspiracy of Amboise", ''History'' '''47''' (1962:111-38).</ref> Anh em Nhà Giuse nghi ngờ [[Louis nhà Bourbon, Hoàng thân Condé]] là kẻ chủ mưu, Condé bị bắt giam nhưng được trả tự do vì thiếu bằng chứng, vụ bắt giữ Condé làm cho tình hình càng căng thẳng hơn. (Kể từ đây, trong các cuộc bút chiến, biệt danh “Huguenot” được sử dụng rộng rãi để gọi người Kháng Cách tại Pháp.<ref>Salmon, p.125.</ref>)
 
Những vụ người [[Tin Lành|Kháng Cách]] đập bỏ tượng thờ trong các nhà thờ [[Công giáo]] ở [[Rouen]] và [[La Rochelle]] trong năm [[1560]], rồi năm sau lan ra đến hơn 20 thành phố và thị trấn, đã dẫn đến những vụ trả đũa đẫm máu của người Công giáo ở [[Sens, Yonne|Sens]], [[Cahors]], [[Carcassonne]], [[Tours]] và các thành phố khác.<ref>Salmon, pp.136-7.</ref>
[[Tập tin:CharlesIX.jpg|130px|nhỏ|[[Charles IX của Pháp|Charles IX]]]]
Tháng 12 năm 1560, [[François II của Pháp|François II]] băng hà, mẹ ông, [[Catherine de Médicis|Catherine de' Medici]] trở thành nhiếp chính cho con trai thứ hai của bà, [[Charles IX của Pháp|Charles IX]]. Thiếu kinh nghiệm lẫn nguồn hỗ trợ tài chính, Catherine thấy cần phải cẩn thận lèo lái triều chính nhằm giữ thế cân bằng giữa các thế lực chính trị và lợi ích cục bộ vây quanh bà, thể hiện qua các gia tộc đầy quyền lực, mỗi nhà đều có trong tay các đạo quân riêng. Mặc dù là một người Công giáo sùng tín, Catherine muốn tỏ thiện cảm với [[Nhà Bourbon]] theo đức tin Kháng Cách nhằm duy trì sức mạnh đối trọng với với Nhà Giuse rất thế lực. Bà chọn [[Michel de l’Hôpital]] có khuynh hướng ôn hòa, vào chức vụ tể tướng, đồng thời đưa ra một số biện pháp khoan hòa với người Huguenot.
 
Tháng 1 năm [[1562]], [[Chỉ dụ Saint-Germain]] được ban hành, cho phép người [[Huguenot]] thờ phụng trong nhà riêng và bên ngoài thành phố. Tuy nhiên, ngày [[1 tháng 3]], một nhóm tùy tùng của Nhà Giuse tấn công những người Huguenot khi họ đang thờ phượng tại [[Wassy-sur-Blaise]] ở [[Sâm panh|Champagne]] và ra tay tàn sát họ. Sự kiện này khiến bùng nổ tình trạng thù nghịch, và chỉ dụ bị thu hồi dưới áp lực của Nhà Guise. Jean de la Fontaine, một người Huguenot, thuật lại:
<blockquote>“Những người Kháng Cách đang nhóm lại cầu nguyện bên ngoài tường thành, phù hợp với chỉ dụ của nhà vua, khi ấy, Công tước Guise đến gần. Một số trong những tùy tùng của ông phỉ báng những người đang thờ phượng, do bị sỉ nhục có người phản ứng, công tước bị thương ở mặt. Nhìn thấy máu trên mặt công tước khiến đám tùy tùng nổi giận, và sau đó là cuộc tàn sát cư dân ở Vassy.”<ref>Rev. James Fontaine and Ann Maury, ''Memoirs of a Huguenot family'' (New York) 1853.</ref></blockquote>
 
Biến cố này khiến bùng nổ cuộc chiến tranh tôn giáo lần thứ nhất. Nhà Bourbon, dưới quyền lãnh đạo của Louis I nhà Bourbon, Hoàng thân Condé, tổ chức phòng vệ cho các nhà thờ Kháng Cách và bắt đầu thiết lập những vị trí chiến lược tại các thị trấn dọc sông [[Loire (tỉnh)|Loire]]. Trong khu vực này, tại mặt trận [[Dreux]] và [[Orléans]], xảy ra những cuộc đụng độ lớn; tại Dreux, Condé bị nhà Guise bắt, trong khi đó Montmorency, quan tổng đốc, bị rơi vào tay nhà Bourbon. Tháng 2 năm [[1563]], tại Orléans, [[François, Công tước nhà Guise]] bị ám sát. Do e sợ cuộc chiến kéo dài, Catherine dàn xếp một cuộc ngừng bắn và ban hành [[Chỉ dụ Amboise]] ([[1563]]).
 
Tuy nhiên, những động thái này của Catherine chẳng làm phe nào hài lòng, riêng cánh Guise chống đối quyết liệt điều mà họ cho là một sự nhượng bộ nguy hiểm đối với bọn dị giáo. Trong khi đó, tình hình trở nên căng thẳng ở những vùng lân cận, đăc biệt là ở [[Hà Lan]]. Phe Huguenot tỏ ra nghi ngờ ý đồ của Tây Ban Nha khi [[Felipe II của Tây Ban Nha|Vua Felipe II]] thiết lập một hành lang chiến lược kéo dài từ [[Ý]] dọc theo sông [[Rhine]]. Cảm thấy mối đe dọa đang đến gần, Condé ra tay trước, mưu tính bắt cóc Vua Charles IX nhưng thất bại,<ref>[[:en:Surprise of Meaux]]</ref> ngay hôm sau, [[29 tháng 9]] năm [[1567]], xảy ra vụ bạo loạn ở [[Michelade]], những đám đông người Kháng Cách, phẫn uất vì bị áp bức và cấm đoán hành đạo, tàn sát 24 [[linh mục]] và tu sĩ Công giáo. Hai biến cố này khơi mào cho chiến tranh tôn giáo lần thứ hai, kéo dài đến khi ký kết [[Hòa ước Longjumeau]] vào tháng 3 năm 1568 với một cuộc ngừng bắn mà cả hai phe đều không cảm thấy hài lòng.
[[Tập tin:Catherine de Medicis.jpg|140px|trái|nhỏ|[[Catherine de Médicis|Catherine de' Medici]]]]
Tháng 9 trong năm ấy, lại bùng nổ cuộc chiến lần thứ tư. Lần này Catherine và Charles quyết định liên kết với Nhà Guise. Quân đội Huguenot, dưới quyền thống lĩnh của Louis I de Bourbon, hoàng thân Condé, được hỗ trợ bởi đạo quân của Paul de Mouvans đến từ đông nam nước Pháp, cùng một đội dân binh Kháng Cách đến từ [[Đức]], trong đó có 14 000 kỵ binh của Công tước xứ Zweibrücken.<ref name="Jouanna, p.181">Jouanna, p.181.</ref> Khi Zweibrücken tử trận, quyền chỉ huy về tay Công tước xứ Mansfeld, [[William III của Anh|William of Orange]], và hai em trai của ông, Louis và Henry.<ref name="Jouanna, p.181"/> Phần lớn nguồn tài chính của phe Huguenot được cung cấp bởi [[Elizabeth I của Anh|Nữ hoàng Elizabeth I]].<ref name="Jouanna, p.181"/> Phe Công giáo đặt dưới quyền chỉ huy của Công tước d’Anjou (về sau là [[Henri III của Pháp]]), và nhận được sự hỗ trợ từ [[Tây Ban Nha]], các lãnh thổ của giáo hoàng (''Papal States''), và Đại Công tước xứ Tuscany.<ref>Jouanna, p.182.</ref>
 
Dòng 29:
Bất kể cuộc ngưng bắn, những đám đông Công giáo tiếp tục tàn sát người Huguenot tại những thành phố như [[Rouen]], [[Orange]], và [[Paris]]. Việc triều chính trở nên phức tạp hơn khi Charles IX công khai đứng về phía các lãnh tụ Huguenot – nhất là Đô đốc [[Gaspard de Coligny]]. Trong khi đó, mối quan ngại của thái hậu ngày càng gia tăng khi thấy Coligny và những người ủng hộ ông càng có nhiều quyền lực, và tỏ ra muốn liên minh với [[Anh]] và phiến quân [[Hà Lan]].
 
Ngày [[18 tháng 8]], Coligny cùng nhiều người Huguenot quyền thế và giàu có đến Paris dự hôn lễ của Công chúa [[Marguerite de Valois|Marguerite nhà Valois]] với [[Henri IV của Pháp|Henri Navarre]] (cô dâu là người Công giáo còn chú rể là người Kháng Cách). Ngày [[22 tháng 8]], Coligny thoát chết trong một vụ ám sát, nhưng ông bị mất một ngón tay ở bàn tay phải, và tay trái bị chấn thương. Trong khi các sử gia cho rằng thủ phạm là Charles de Louvier, sieur de Maurevert, thì khó có thể khẳng định ai là người ra lệnh (dù có lời đồn đoán người chủ mưu là [[Catherine de Médicis|Catherine de' Medici]]).<ref>Jouanna, 196.</ref> Ngày [[23 tháng 8]], trong một phiên họp riêng của hoàng gia, Catherine và những người theo bà tin rằng phe Huguenot có thể đang chuẩn bị một vụ lật đổ, rồi họ quyết định, với sự chuẩn thuận của nhà vua, tiến hành một vụ đánh úp bằng cách ám sát một số nhà lãnh đạo Huguenot, là những người có khả năng tổ chức một cuộc đánh trả. Sáng sớm ngày [[24 tháng 8]], Công tước Guise đến chỗ trọ của Coligny, giết Coligny và vài người ở đó, ném xác Coligny qua cửa sổ rơi xuống đường. Đám đông người dân Paris xúm lại cắt xẻo xác Coligny, kéo lê trong bùn, ném xuống sông, treo lên giá, rồi thiêu.<ref>Jouanna, 199.</ref> Trong năm ngày kế tiếp, thành phố trở nên hỗn loạn bởi người ta đổ xô đi săn tìm để tàn sát người Huguenot, kể cả phụ nữ và trẻ em, và cướp phá nhà cửa của họ. Nhà vua không lường trước được vụ tàn sát này.<ref>Jouanna, 201.</ref> Trong vài tuần sau đó, cuộc tàn sát lan ra đến hơn chục thành phố khắp nước Pháp. Biến cố này được gọi là vụ [[Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy]]. Có lẽ khoảng 2 000 người Huguenot bị giết ở Paris, và trong vài tuần lễ kế tiếp, có thêm nhiều ngàn người thiệt mạng tại các tỉnh; tổng cộng, có khoảng 10 000 người bị sát hại trong vụ thảm sát.<ref>Jouanna, 204.</ref>
 
Cả Vua [[Felipe của Tây Ban Nha]] và [[Giáo hoàng]] [[Giáo hoàng Grêgôriô XIII|Gregory XIII]] đều tuyên bố hài lòng với kết quả của vụ thảm sát,<ref>Carter Lindberg: ''The European Reformations'' (Blackwell, 1996) p.295.</ref> khiến những người chống đối trên khắp [[châu Âu]] tức giận và tỏ ra kinh tởm.<ref>According to Stephen Budiansky in chapter 1 of ''Her Majesty's Spymaster: Elizabeth I, Sir Francis Walsingham, and the Birth of Modern Espionage'' (Viking, 2005)</ref>
 
Vụ thảm sát làm khởi phát cuộc chiến lần thứ tư, khi phe Công giáo bao vây các thành phố [[Sommières]], [[Sancerre]], và [[La Rochelle]]. Sự đối đầu chấm dứt khi Công tước Anjou lên trị vì [[Ba Lan]], và [[Chỉ dụ Boulogne]] được ban hành trong tháng 7 năm [[1573]]. Người Kháng Cách Pháp bị tước bỏ những quyền họ có trước đây. Chiếu theo các điều khoản trong hiệp ước, tất cả người Huguenot được ân xá, được quyền tự do thờ phụng, nhưng bị giới hạn trong ba thị trấn La Rochelle, [[Montauban]], và [[Nîmes|Nimes]]. Ngay cả tại những nơi này, họ cũng chỉ được phép thực hành đức tin trong nhà riêng; riêng những nhà quý tộc Kháng Cách được cử hành hôn lễ và [[thanh Tẩy|báp têm]], nhưng số người tham dự bị giới hạn trong các thành viên gia đình, với sự hiện diện của không quá mười người bên ngoài.<ref>Jouanna, p.213.</ref>
 
== Henri III ==
[[Tập tin:Henri3France.jpg|150px|nhỏ|[[Henri III của Pháp|Henri III]]]]
Ba tháng sau khi Henri Anjou đăng quang làm vua Ba Lan, anh trai của ông, Charles IX, băng hà (tháng 5 năm [[1574]]). Henri bí mật rời Ba Lan trở về [[Pháp]] qua ngả [[Venezia|Venice]]. Tại [[Reims|Rheims]] năm [[1575]], ông được trao vương miện để trở thành Vua [[Henri III của Pháp]] , nhưng lúc này lại bùng nổ chiến tranh tôn giáo lần thứ năm.
 
Chẳng bao lâu, Henri nhận ra rằng không dễ duy trì vương quyền khi các sứ quân từ chối thỏa hiệp. Năm [[1576]], nhà vua ký [[Chỉ dụ Beaulieu]], với nhiều nhượng bộ dành cho người Kháng Cách, nhưng động thái này khiến [[Henri I, Công tước Guise]], một người Công giáo cực đoan, tiến hành thành lập Liên minh Công giáo. Cánh Guise kiên trì ủng hộ vua [[Tây Ban Nha]], nhờ đó luôn duy trì vị thế vững chắc trong suốt [[thập niên 1580]]. Tuy nhiên, phe Huguenot đã củng cố lực lượng ở miền tây nam, và được các chính phủ Kháng Cách ủng hộ, dù trong thực tế, Anh và Đức không chịu cung cấp nhiều quân binh. Vào cuối cuộc chiến lần thứ sáu ([[1576]]-[[1577]]), sau nhiều cuộc thương thảo, Henri III, với [[Hiệp ước Bergerac]] (còn gọi là “Chỉ dụ Poitiers”), buộc phải thu hồi hầu hết các nhượng bộ dành cho người Kháng Cách chiếu theo Chỉ dụ Bealieu. Hai năm sau, lại bùng nổ cuộc chiến lần thứ bảy ([[1579]]-[[1580]]) – rồi chấm dứt trong sự bế tắc với [[Hiệp ước Fleix]].
 
Tình trạng thỏa hiệp mong manh lại bị phá vỡ năm [[1584]], khi em trai nhà vua và là người kế vị ngai vàng, [[François, Công tước Anjou]], từ trần. Bởi vì Henri III không có con trai, nên chiếu theo [[Luật Salic]], người kế vị sẽ là Henri Navarre, một người Huguenot. Henri Navarre là hậu duệ của [[Louis IX của Pháp|Louis IX]], và từng bị Giáo hoàng [[Giáo hoàng Xíttô V|Sixtus V]] rút phép thông công cùng với anh họ của ông, Henri Hoàng thân Condé. Dưới áp lực của Công tước Guise, Henri III miễn cưỡng ban hành một chiếu chỉ trấn áp đức tin Kháng Cách và phủ quyết quyền kế vị của Henri Navarre.
 
Tháng 12 năm [[1584]], Công tước Guise thay mặt Liên minh Công giáo ký [[Hiệp ước Joinville]] với [[Felipe II của Tây Ban Nha]], Felipe là người hằng năm cung cấp một lượng tiền lớn cho Liên minh trong thập niên kế tiếp nhằm duy trì cuộc nội chiến trong nước Pháp, với mục tiêu hủy diệt những người Kháng Cách Pháp. Nhà Guise từ lâu kiên định với lập trường bảo vệ [[Giáo hội Công giáo Rôma]], và Công tước Guise, cùng họ hàng của ông – Công tước Mayenne, Công tước Aumale, Công tước Elboeuf, Công tước Mercoeur, và Công tước Lorraine – kiểm soát những lãnh thổ rộng lớn trung thành với Liên minh. Liên minh cũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong tầng lớp trung lưu thành thị.
Dòng 51:
Nhìn thấy Nhà Guise là mối đe dọa chính đối với vương quyền, Henri III quyết định ra tay trước. Ngày [[23 tháng 12]] năm 1588, tại Lâu đài Blois, Henri Guise và em trai, [[Hồng y]] Guise bị lính ngự lâm gài bẫy. Công tước đang trên đường đến gặp hồng y ở phòng nghị hội, có người bảo cho biết nhà vua muốn gặp riêng công tước ở phòng bên. Lính ngự lâm vây bắt và đâm vào tim công tước, đồng thời bắt giữ hồng y, sau đó hồng y cũng bị thiệt mạng bởi một mũi giáo. Để trừ hậu họa, nhà vua cho cầm tù con trai của công tước. Nhưng Công tước Guise rất được yêu thích ở Pháp, nên liên minh tuyên chiến với nhà vua, [[Nghi viện Paris]] ra cáo buộc hình sự chống nhà vua. Henri III quyết định gia nhập lực lượng của người em họ, Henri Navarre, để chống lại [[Liên minh Công giáo]].
 
Như thế, vị trí lãnh đạo Liên minh được trao cho Công tước Mayenne, em trai của Guise. Liên minh cho ấn hành các tiểu luận chống nhà vua, trong khi [[Sorbonne|Đại học Sorbonne]] tuyên bố việc phế truất Henri III là chính đáng và cần thiết, tuyên bố mọi công dân có quyền tước mạng sống của Henri III mà không phạm tội giết vua, điều này gợi nhớ đến chỉ dụ [[Regnans in Excelsis]]<ref>[http://tudorhistory.org/primary/papalbull.html POPE PIUS V'S BULL AGAINST ELIZABETH (1570)]</ref> do Giáo hoàng [[Giáo hoàng Piô V|Pius V]] ban hành năm [[1570]] chống lại Nữ hoàng Elizabeth I. Tháng 7 năm [[1589]], tại [[Saint-Cloud]], một tu sĩ [[Dòng Dominican]] tên Jacques Clément xin gặp nhà vua và đâm vào bụng ông. Clément bị giết tại chỗ, đem theo mình bí mật về danh tính của người chủ mưu. Khi hấp hối, Henri III cho vời Henri Navarre đến, khẩn nài ông, vì quyền lợi quốc gia, hãy cải đạo sang Công giáo, và cảnh báo về hiểm họa chiến tranh kéo dài nếu Henri Navarre không chịu nghe theo lời khuyên của ông. Chiếu theo Luật Salic, nhà vua tuyên bố Henri Navarre là người kế vị, trở thành [[Henri IV của Pháp]].
 
== Henri IV ==
Dòng 106:
** Tháng 4 nămApril 1598 - Henri IV ban hành [[Chỉ dụ Nantes]]
== Xem thêm ==
* [[Catherine de Médicis|Catherine de' Medici]]
* [[Henri IV của Pháp]]
* [[Huguenot]]