Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiết Giang”

n
Robot: Sửa đổi hướng
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 68 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q16967 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 7:
|AbbrevPinyin = Zhè
|ISOAbbrev = 33
|OriginOfName = tên cũ của [[tiền Đường|sông Tiền Đường]]
|AdministrationType = [[Tỉnhtỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]]
|Capital = [[Hàng Châu]]
|LargestCity = [[Hàng Châu]]
Dòng 40:
}}
{{Chinese|c=浙江|p=Zhèjiāng {{Audio|zh-Zhejiang.ogg|[nghe]}}|w=Che-chiang|wuu=tseh kaon|poj=Chiat-kang|h=Tset-kông|buc=Ciék-gŏng}}
'''Chiết Giang ''' (浙江) là một tỉnh ven biển phía đông của [[Trung Quốc]]. Tên gọi Chiết Giang lấy theo tên cũ của con [[tiền Đường|sông Tiền Đường]] chảy qua [[Hàng Châu]] - tỉnh lỵ Chiết Giang. Tên gọi tắt của tỉnh này là ''Chiết''. Chiết Giang giáp giới với tỉnh [[Giang Tô]] và thành phố [[Thượng Hải]] về phía bắc, [[An Huy]] và [[Giang Tây]] về phía tây và [[Phúc Kiến]] về phía nam, phía đông giáp [[biển Hoa Đông]]. Trong tiếng Việt, '''Chiết Giang''' hay bị viết nhầm thành '''Triết Giang'''.
 
== Lịch sử ==
Dòng 47:
Đến [[thời đại đồ đồng]], lưu vực [[Thái Hồ]] và sông Tiền Đường tiến vào thời kỳ [[văn hóa Mã Kiều]] (马桥), người dân sống ở đó được gọi là "Việt".<ref>毛颖、张敏,《长江下游的徐舒与吴越》,湖北教育出版社,2005年,2页。</ref> Khi tiến hành khảo cổ tại khu vực Thái Hồ và sông Tiền Đường và [[đồng bằng Ninh-Thiệu]], người ta đã phát hiện được một số lượng lớn các di chỉ của văn hóa Mã Kiều, nền văn hóa này phát triển độc lập và ít chịu ảnh hưởng từ [[Trung Nguyên]].
 
Bắt đầu từ thời [[Xuân Thu]], [[Việt (nước)|nước Việt]] nổi lên ở phía Bắc Chiết Giang, định đô ở Cối Kê (nay thuộc Thiệu Hưng). Đến đời [[Việt Vương Câu Tiễn|Việt vương Câu Tiễn]], nước Việt đã đạt đến thời kỳ cực thịnh và năm 473 TCN đã có thể đã đánh bại [[ngô (nước)|nước Ngô]] ở phía Bắc, một trong những tiểu quốc mạnh thời bấy giờ. Năm 333 TCN, đến lượt nước Việt bị [[sở (nước)|nước Sở]] ở phía Tây đánh bại. Năm 221 TCN, đến lượt [[tần (nước)|nước Tần]] chinh phục được tất cả các tiểu quốc ở Trung Hoa và thành lập một đế quốc Trung Hoa thống nhất.
 
Dưới thời [[nhà Tần]] và thời [[nhà Hán]], Chiết Giang thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Trung Hoa, tuy nhiên vùng này vẫn là biên ải và vùng Nam Chiết Giang chỉ thuộc quyền kiểm soát trên danh nghĩa do các tộc [[Bách Việt]] vẫn cư ngụ ở đây với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, đó chính là nước [[Đông Âu (nước)|Đông Âu]]. Năm 138 TCN, Đông Âu và nước [[Mân Việt]] phát sinh tranh giành, Mân Việt vương đã xuất binh bao vây Đông Âu thành (thuộc Ôn Châu ngày nay), chỉ đến khi nhà Hán cử quân tiếp viện cho Đông Âu thì quân Mân Việt mới thoái lui. Sau đó, dưới áp lực từ Mân Việt, quốc vương Đông Âu đã phải dẫn trên 4 vạn quân tiến về phía bắc đến khu vực [[Thư Thành]] thuộc An Huy ngày nay. Những cư dân Đông Âu còn ở lại đất cũ đã di cư ra các đảo trên [[biển Hoa Đông]] để tránh chiến loạn. Cuối đời nhà Hán, Chiết Giang là địa bàn hoạt động của các tướng [[Nghiêm Bạch Hổ]] (嚴白虎) và [[Vương Lãng]] (王朗). Hai người này đã thua trước hai anh em [[Tôn Sách]] (孙策) và [[Tôn Quyền]] (孫權) - những người cuối cùng đã lập nên [[Đông Ngô|nước Ngô]], một trong ba nước thời [[Tam Quốc]].
 
Từ [[thế kỷ 4|thế kỉ 4]], Trung Quốc bắt đầu bị các [[người Hồ|tộc du mục phương Bắc]] đánh chiếm - những tộc người đã chiếm được toàn bộ vùng [[Hoa Bắc]] và thiết lập [[Ngũ Hồ thập lục quốc]] (thực tế có nhiều nước hơn) và [[Nam -Bắc triều (Trung HoaQuốc)|Bắc triều]] [[Bắc Ngụy|Ngụy]]. Do đó, những đợt lớn dân di cư từ phía Bắc đã đổ về miền Na, điều này đã tăng tốc quá trình [[Hán hóa]] vùng Nam Trung Quốc, trong đó có Chiết Giang.
 
[[Nhà Tùy]] tái thống nhất Trung Quốc và xây dựng con kênh lớn [[Đại Vận Hà]] nối [[Hàng Châu]] với [[bình nguyên Hoa Bắc]], mang lại cho Chiết Giang một đường kết nối quan trọng với các trung tâm của văn minh Trung Hoa. Thời [[nhà Đường]] là thời hoàng kim của Trung Hoa. Khi đó, Chiết Giang là một phần của [[Giang Nam Đông đạo]] (江南東道) và bắt đầu phát triển thịnh vượng. Về sau, khi nhà Đường sụp đổ, đa phần lãnh thổ của [[ngô Việt|nước Ngô Việt]] thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]] là tại Chiết Giang.
 
[[Nhà Tống|Bắc Tống]] tái thống nhất Trung Quốc vào khoảng năm [[960]]. Trong thời nhà Tống, sự giàu có thịnh vượng của miền Nam Trung Quốc bắt đầu vượt miền Bắc Trung Quốc. Sau khi miền Bắc bị người [[Nữ Chân]] xâm chiếm vào năm [[1127]], Chiết Giang tiến vào thời cực thịnh: [[Hàng Châu]] trở thành kinh đô của [[Nhà Tống|Nam Tống]]. Nổi tiếng vì vẻ đẹp và sự giàu có, thành phố này có thể đã là thành phố lớn nhất thế giới vào thời đó.<ref>{{chú thích web|last=Rosenberg|first=Matt T.|title=Largest Cities Through History|url=http://geography.about.com/library/weekly/aa011201a.htm|publisher=About.com Geography|accessdate=2012-11-7}}</ref> Kể từ đó đến nay, trong văn hóa Trung Hoa, cùng với vùng Nam [[Giang Tô]] lân cận, vùng Bắc Chiết Giang đã đồng nghĩa với sự xa hoa và giàu có. Chiến thắng của quân [[đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] và việc thành lập [[nhà Nguyên]] năm [[1279]] đã kết thúc vai trò quan trọng về chính trị của Hàng Châu, tuy nhiên, thành phố này vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng; [[Marco Polo]] đã đến thăm Hàng Châu, ông gọi thành phố này là "Kinsay" và gọi đây là "thành phố sang trọng và đẹp đẽ nhất" trên thế giới.<ref>{{chú thích web|last=Halsall|first=Paul|title=Medieval Sourcebook: Marco Polo: The Glories Of Kinsay [Hangchow] (c. 1300)|url=http://www.fordham.edu/halsall/source/polo-kinsay.asp|publisher=Fordham University|accessdate=2012-11-7}}</ref>
 
[[Tập tin:Ceramic planter from the Ming Dynasty.jpg|nhỏ|trái|240px|Đồ sứ ba chân thời [[nhà Minh]] phát hiện tại tỉnh Chiết Giang. Hiện được trưng bày tại [[viện Smithsonian]] ở [[Washington, D.C.]]]]
Dòng 87:
[[Tập tin:Tidalbore Mascaret Hangzhou china.ogv|nhỏ|phải|240px|Đoạn phim về hiện tượng thủy triều nổi tiếng trên sông [[Tiền Đường]]]]
[[Tập tin:Juncture of three main rivers in Ningbo China.jpg|240px|nhỏ|phải|[[Tam Giang Khẩu (Ninh Ba)|Tam Giang Khẩu]] tại Ninh Ba, nơi [[sông Phụng Hóa]] (奉化江) hợp với [[sông Diêu]] (姚江) tạo nên sông Dũng]]
Chiết Giang là tỉnh duyên hải đông nam Trung Quốc, ở phía nam của [[đồng bằng Trường Giang|đồng bằng châu thổ Trường Giang]], phía bắc liền kề với Thượng Hải và tỉnh Giang Tây, phía tây giáp với tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tây, phía nam giáp với tỉnh Phúc Kiến, phía đông giáp với [[biển Hoa Đông]]. Đại bộ phận đường bờ biển của Chiết Giang khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển và đảo. Diện tích đất liền của Chiết Giang chiếm 1,02% diện tích toàn quốc, là một trong các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Trung Quốc. Địa hình của Chiết Giang phức tạp, có thuyết nói là "thất sơn nhất thủy lưỡng phần điền", trong thực tế đồi núi chiếm 70,4% tổng diện tích của Giang Tây, đồng bằng và bồn địa chiếm 23,2%. Đỉnh [[Hoàng Mao Tiêm]] (黄茅尖, 1929 m) tại [[Long Tuyền, Lệ Thủy]] là đỉnh cao nhất tại tỉnh Chiết Giang. Lưu vực sông lớn nhất chảy trên địa bàn tỉnh là [[tiền Đường|sông Tiền Đường]], song dòng chảy lại nhiều uốn khúc, nên còn gọi là Chi Giang [sông hình chữ chi (之)], ngoài ra sông Tiền Đường cũng được gọi là Chiết Giang và là nguồn gốc của tên tỉnh. Tỉnh lị Hàng Châu chỉ cách Thương Hải hơn 130&nbsp;km đường cao tốc. Các phương tiện truyền thông thường ám chỉ thủy triều ở sông Tiền Đường giống người Chiết Giang có "tinh thần chiến đấu cùng với tất cả sức mạnh" (拼搏精神, ''bính bác tinh thần'').
 
Đồng bằng tại Chiết Giang đa phần nằm ở hạ du các con sông lớn. Ở bắc bộ Chiết Giang là [[đồng bằng Hàng-Gia-Hồ]], là một bộ phận của đồng bằng châu thổ Trường Giang với địa thế rất thấp, bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có kênh [[Đại Vận Hà]] đi qua. Ngoài ra, tại vùng ven biển và ven sông trên địa bàn tỉnh có không ít các đồng bằng và bồn địa nhỏ, chủ yếu là có hình dạng dài và hẹp. [[Đồng bằng Ninh-Thiệu]] nằm ở duyên hải phía đông Chiết Giang, do phù sa của các sông Tiền Đường, [[sông Phổ Dương]] (浦陽江), [[sông Tào Nga]] (曹娥江) và [[sông Dũng]] (甬江) bồi đắp nên. Ở hạ du [[sông Linh]] (灵江) là [[đồng bằng Ôn-Hoàng]], nằm trên địa phận các khu thị của Thai Châu. Ở phía hạ du [[sông Âu]] (瓯江) và [[sông Phi Vân]] (飞云江) là [[đồng bằng Ôn-Thụy]], thuộc địa phận các khu thị của Ôn Châu. Ở tả ngạn hạ du [[sông Ngao]] (鳌江) thuộc huyện Bình Dương là đồng bằng Tiểu Nam, ở phía hữu ngạn thuộc huyện Thương Nam là đồng bằng Giang Nam. Các vùng đồng bằng này đều có đất đai phì nhiêu, sông sâu, sản lượng ngũ cốc dồi dào. [[Bồn địa Kim-Cù]] trải dài dọc theo [[sông Cù]] (衢江), [[sông Lan]] (兰江), [[sông Tân An]] (新安江), [[sông Kim Hoa]] (金华江) trên địa phận Kim Hoa và Cù Châu, là bồn địa lớn nhất tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, tại Chiết Giang, còn có [[bồn địa Chư-Kỵ]], [[bồn địa Tân-Thặng]], [[bồn địa Thiên-Thai]] và [[đồng bằng Cổ Tùng|bồn địa Cổ Tùng]].
Dòng 104:
Bờ biển đại lục Chiết Giang khúc khuỷu, nước sâu, tổng chiều dài đường bờ biển (bao gồm cả bờ biển các hải đảo) là 6.646&nbsp;km, đứng đầu cả mước. Vùng bờ biển Chiết Giang có nhiều vịnh lớn nhỏ, vùng biển của tỉnh là một bộ phận của [[biển Hoa Đông]], trong đó diện tích vùng nước [[nội thủy]] là 30.900&nbsp;km², diện tích [[lãnh hải]] là 11.500&nbsp;km², bao gồm cả [[vùng tiếp giáp lãnh hải]]. Trung Quốc tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của tỉnh Chiết Giang rộng hơn 260.000&nbsp;km². [[Vịnh Hàng Châu]] là vịnh biển lớn nhất tỉnh Chiết Giang. Đường bờ biển đại lục của Chiết Giang bắt đầu từ [[Bình Hồ]] ở phía bắc đến huyện [[Thương Nam, Ôn Châu|Thương Nam]] ở phía nam. Tổng chiều dài các đoạn bờ biển có thể xây dựng chỗ đậu cho tàu trên 10.000 tấn là 253&nbsp;km, chiếm 1/3 của cả nước, còn các đoạn bờ biển có thể xây dựng chỗ đậu cho tàu trên 100.000 tấn là 105,8&nbsp;km.<ref>[http://www.zjoaf.gov.cn/attaches/2008/04/29/2008042900006.doc 浙江省海洋功能区划],浙江省海洋与渔业局网</ref>. Diện tích bãi triều ven biển 2.886&nbsp;km².
 
Chiết Giang là tỉnh có nhiều đảo, đứng hàng đầu trong cả nước. Theo kết quả của cuộc điều tra tổng hợp tài nguyên hải đảo Trung Quốc tiến hành từ 1988-1995, tỉnh Chiết Giang có 3.061 hòn đảo với tổng diện tích đất liền là 500&nbsp;km², trong đó có 2.886 đảo không có cư dân, tức chiếm khoảng hơn 40% số đảo của cả nước.<ref>是份调查显示,中国拥有面积在500平方米以上的岛屿6961个,其中有人居住的岛屿433个。另有411个海岛由台湾、香港和澳门直接管辖。参见 [http://www.china.com.cn/economic/zhuanti/2007figures/node_7037461.htm 位置与疆域,2007中国事实与数字,中国网]</ref>[[Đảo Chu San|Đảo Chu Sơn]] với diện tích 503&nbsp;km² thuộc [[quần đảo Chu Sơn]] là hòn đảo lớn nhất tỉnh Chiết Giang, là hòn đảo lớn thứ 4 tại [[Đại Trung Hoa]] (sau Đài Loan, Hải Nam và [[sùng Minh (đảo)|đảo Sùng Minh]] thuộc Thượng Hải). Đảo cực bắc của Chiết Giang là [[đảo Hoa Điểu]] (花鸟山<!--gọi đảo là sơn-->), đảo cực nam là [[đảo Thất Tinh]] (七星岛). Ngày 3 tháng 12 năm 12007, tỉnh Chiết Giang đã tổ chức hội nghị liên tịch về quản lý các hải đảo không có cư dân lần thứ nhất, đẩy nhanh việc quản lý hiệu quả với các hòn đảo này.<ref>[http://www.coi.gov.cn/oceannews/2007/hyb1656/21.htm 浙江加快无居民海岛管理步伐,浙江省无居民海岛管理联席会议第一次全体会议召开],《中国海洋报》管理法规版</ref> Trong một thời gian dài, đã liên tục diễn ra các hoạt động khai hoang lấn biển tại Chiết Giang, thậm chí còn nối liền các vùng đất. Trong thế kỷ 21, đã có một số công trình cải tạo đất được thi công, chẳng hạn như xây dựng [[cảng Dương Sơn]], [[đường cao tốc Ninh Ba-Chu Sơn]].
 
=== Khí hậu ===
Chiết Giang nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu giữa [[lục địa Á-Âu|đại lục Âu-Á]] và vùng Tây Bắc [[Thái Bình Dương]], có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa điển hình, bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mưa nhiều và khí hậu cũng biến đổi lớn; mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, mưa kéo dài và nhiệt độ rất nóng, ẩm; mùa thu có khí hậu ấm áp và khô; mùa đông không kéo dài song nhiệt độ lạnh (nam bộ Ôn Châu có mùa đông ấm). Nhiệt độ trung bình năm là 15°C-18°C, nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất) là 2°C-8°C và có thể xuống thấp đến -2,2°C đến -17,4°C, nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 27°C-30°C và có thể lên cao đến 33°C-43°C.
 
Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á, nên hướng gió và lượng mưa có sự thay đổi đáng kể giữa mùa hè và mùa đông. Lượng [[giáng thủy]] hàng năm là 980–2000&nbsp;mm, số giờ nắng trung bình năm là 1.710-2.100 giờ. Vào đầu mùa hè có lượng mưa lớn, thường gọi là "Mai vũ quý tiết" (梅雨季节, mùa mưa gió mùa Đông Á), song tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới từ Thái Bình Dương vào cuối hè. Vào mùa hè, gió đông nam chiếm ưu thế, các vùng núi phía đông [[núi Quát Thương]] (括苍山), [[núi Nhạn Đãng]] (雁荡山) và [[núi Tứ Minh]] (四明山) có lượng mưa lớn, vùng hải đảo và khu vực trung bộ Chiết Giang có lượng mưa thấp hơn tương đối, nhiệt độ ở vùng bồn địa Kim-Cù tại trung bộ của tỉnh rất cao, các vùng xung quanh thấp hơn rõ rệt. Vào mùa đông, hướng gió lại chuyển thành hướng tây bắc, nhiệt độ cao dần từ bắc xuống nam.
Dòng 145:
Trong cuộc điều tra năm 2000, số [[người Hán]] tại Chiết Giang là 45.535.266 người, tức chiếm 99,1% tổng nhân khẩu toàn tỉnh. Các dân tộc thiểu số có tổng số 399.700 người. [[Người Xa]] là dân tộc thiểu số bản địa tại Chiết Giang, là nhóm dân tộc đông thứ hai sau người Hán, với 170.993, chiếm 0,4% tổng số nhân khẩu và 43% tổng nhân khẩu dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Các huyện thị có trên 10.000 người Xa là khu Liên Đô (19.455 người), huyện tự trị dân tộc Xa [[Cảnh Ninh]] (16.144), Thương Nam (16.133), [[Thái Thuận, Ôn Châu|Thái Thuận]] (13.862) và [[Toại Xương]] (13658). Về tỷ lệ, người Xa chiếm 10,55 tổng nhân khẩu của huyện tự trị dân tộc Xa Cảnh Ninh và chiếm 8,6% tổng nhân khẩu của huyện [[Vân Hòa, Lệ Thủy|Vân Hòa]]. Chiết Giang có một huyện tự trị dân tộc và 18 [[hương (Trung Quốc)|hương]] [[trấn (Trung Quốc)|trấn]] dân tộc, đều của người Xa. Huyện tự trị dân tộc Xa là huyện dân tộc tự trị duy nhất của người Xa trên toàn quốc và là huyện dân tộc tự trị duy nhất tại [[Hoa Đông]]. Cũng theo số liệu năm 2010, có 19.609 [[người Hồi]] thường trú tại Chiết Giang, đa số sinh sống tại huyện Thương Nam và Thụy An. Các dân tộc thiểu số còn lại chủ yếu di cư đến Chiết Giang trong thời gian gần đây do các nguyên nhân xã hội như việc làm hay [[hôn nhân]] và không có khu vực cư trú riêng.
 
Chiết Giang là tỉnh có ít thành phố lớn song lại có nhiều thành phố vừa và nhỏ, chủ yếu phân bố tuyến tính hoặc đơn lẻ. Cuối năm 2011, tỉnh Chiết Giang có 1 siêu đại thành thị (có trên 2 triệu cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch), 1 đặc đại thành thị (có từ 1-2 triệu cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch), 1 đại thành thị (có từ 0,5-1 triệu cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch). Trong số các địa cấp thị, ngoại trừ Lệ Thủy là tiểu thành thị (có chưa đến 200.000 cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch), tất cả đều là thành phố cấp trung (có từ 0,2-0,5 triệu cư dân phi nông nghiệp có hộ tịch). Hàng Châu, Ninh Ba và Ôn Châu là tam đại thành thị của Chiết Giang. [[Chu San|Chu Sơn]] là một trong hai địa cấp thị hải đảo duy nhất của Trung Quốc (cùng với [[Tam Sa]]).
 
=== Ngôn ngữ ===
Dòng 161:
! Tên
! Thủ phủ
! [[Chữ Hán|Hán tự]]<br>[[Bính âm Hán ngữ|Bính âm]]
! Dân số ([[Tổng điều tra nhân khẩu lần thứ 6 (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)|2010]])
! Diện tích<br />(km²)
Dòng 249:
|}
 
Các đơn vị hành chính cấp địa khu trên đây được chia thành 90 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 32 quận (''[[khu (Trung Quốc)|thị hạt khu]]''), 22 thị xã (''[[huyện cấp thị]]''), 35 [[huyện (Trung Quốc)|huyện]], và 1 [[huyện tự trị Trung Quốc|huyện tự trị]]. Các đơn vị hành chính cấp huyện này lại được nhỏ thành 1570 đơn vị hành chính cấp [[hương (Trung Quốc)|hương]], gồm 761 thị trấn (''[[trấn (Trung Quốc)|trấn]]''), 505 ''[[hương (Trung Quốc)|hương]]'', 14 ''[[các khu vực tự trị tại Trung Quốc|hương dân tộc]]'', và 290 phường (''[[nhai đạo biện sự xứ|nhai đạo]]'').
 
== Kinh tế ==
Dòng 395:
Trong 29 năm từ 1979-2007, theo giá trị tuyệt đối, tổng GDP đã tăng 150,65 lần. Theo giá cả so sánh (mức giá bình quân toàn quốc làm chuẩn), tỉ lệ tăng GDP hàng năm là 12,7%, tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai cả nước sau Quảng Đông. Từ năm 1978-2008, trừ ba năm 1983, 1989 và 1990, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đều trên 10%, trong đó, 5 năm 1978, 1984, 1985, 1993 và 1994 có tốc độ tăng trưởng GDP cao trên 20%, cao nhất là năm 1993 với tỷ lệ 22%.
 
Năm 1985, GDP đầu người của Chiết Giang vượt mức 1.000 NDT, đến năm 1997 thì vượt mức 10.000 NDT, đến năm 2003 vượt 20.000 NDT và đến năm 2008 thì vượt mức 40.000 NDT. Năm 1995, chỉ tiêu kinh tế trên người của Chiết Giang đã vượt qua Quảng Đông, chỉ đứng sau ba [[thành phố trực thuộc trung ương (Trung Quốc)|trực hạt thị]] là Thượng Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân, tức trở thành tỉnh giàu có nhất Trung Quốc. Đến năm 2009, vị trí tỉnh giàu nhất đã rơi vào tay Giang Tô, Chiết Giang đứng thứ 5 trong số các tỉnh thị khu trên toàn quốc. Về tổng thể, thực lực kinh tế của Chiết Giang không phải là mạnh nhất, song có mức bình quân cao nhất trong số các tỉnh, các khu vực trong tỉnh phát triển cân bằng, mức độ chênh lệch nhỏ.
[[Tập tin:Wenzhou World Trade Center dans son environnement urbain.JPG|nhỏ|phải|Ôn Châu với siêu cao ốc Trung tâm Mậu dịch Thế giới]]
 
Năm 2007, tổng GDP toàn tỉnh (con số cuối cùng<ref>[http://219.235.129.54/cx/table/table.jsp 国家统计数据库,2007年地区生产总值(摘要版)]</ref>) đạt 18,86 tỉ NDT, tăng 14,5% so với năm trước đó, chiếm tỷ lệ 6,28% so với toàn quốc. Trong đó [[khu vực một của nền kinh tế|khu vực một]] đạt 1,025 tỉ NDT, chiếm 5,5%; [[khu vực hai của nền kinh tế|khu vực hai]] đạt 10,09 tỉ NDT, chiếm 54,15%; [[khudịch vực ba của nền kinh tếvụ|khu vực ba]] đạt 7,5 tỉ NDT, chiếm 40,35%, GDP bình quân đầu người vào năm 2007 là 37.128 NDT. Theo thống kê năm 2011, tổng GDP của Chiết Giang đạt 32,32 tỉ NDT, tăng trưởng 9% so với năm trước.<ref>{{chú thích web|title=财政金融稳健运行|url=http://www.zj.stats.gov.cn/art/2012/7/6/art_281_51456.html|publisher=浙江省统计局|accessdate=2012-11-9}}</ref>
 
Năm 2011, [[Viện Khoa học Trung Quốc]] đã công bố về chất lượng GDP của các khu vực tại Trung Quốc, theo đó Chiết Giang đứng ở vị trí số ba, chỉ sau Bắc Kinh và Thượng Hải, xếp trên Thiên Tân.<ref>{{chú thích web|title=中科院报告首次发布中国各地区GDP质量排行|url=http://news.xinhuanet.com/politics/2011-07/29/c_121744339.htm|publisher=新华网|accessdate=2012-11-9}}</ref> Theo số liệu của [[Bộ Tài chính Trung Quốc]] công bố vào tháng 7 năm 2012, thu nhập bình quân có thể chi phối của người dân Chiết Giang là 30.971 NDT, xếp sau Thượng Hải và Bắc Kinh.<ref>{{chú thích web|url=http://www.zaobao.com/wencui/2012/07/hongkong120713e.shtml | language= | title=沪京浙人均收入全国三甲 |publisher=联合早报 |date=2012-07-13 |accessdate= }}</ref>
Dòng 430:
=== Đường thủy ===
[[Tập tin:Modern Course of Grand Canal of China.png|nhỏ|phải|Tuyến hiện nay của [[Đại Vận Hà]], nối từ Bắc Kinh đến Hàng Châu]]
Chiết Giang là tỉnh lớn về vận chuyển đường thủy tại Trung Quốc, loại hình giao thông này có địa vị trọng yếu trong hệ thống giao thông chung. Năm 2003, hệ thồng giao thông đường thủy tại Chiết Giang đã vận chuyển được 296 triệu tấn hàng hóa, xếp thứ nhất toàn quốc.<ref name="浙江内河航道建设率先向民资开放">[http://finance.sina.com.cn/roll/20050111/08241284460.shtml 浙江内河航道建设率先向民资开放],新浪网转载自经济参考报</ref> Về vận tải biển, [[cảng Ninh Ba-Chu Sơn]] là thương cảng lớn nhất trong tỉnh. Nửa đầu năm 2008, cảng Ninh Ba-Chu Sơn chỉ xếp sau [[cảng Thượng Hải]] trên toàn quốc về lượng hàng hóa vận chuyển, xếp thứ 4 toàn quốc về lượng [[côngtenơ hóa|container]] vận chuyển (sau cảng Thượng Hải, [[cảng Thâm Quyến]] và [[Cảng Quảng Châu]]).<ref>[http://finance1.jrj.com.cn/news/2007-10-17/000002797382.html 宁波-舟山港吞吐量紧追上海]</ref><ref>2008年上半年全国前十大港口货物吞吐量及其增速,转载自 [http://www.p5w.net/newfortune/fxs/baogao/glgkhy/200809/P020080925593054133326.pdf 国信证券--港口业半年报:港口业面临高位调整,天津港在逆风中前行]</ref> [[Cảng Ôn Châu]] cũng là một hải cảng lớn trên toàn quốc. Các cảng quan trọng khác là [[cảng Hải Môn]], [[cảng Ngao Giang]], [[cảng Thụy An]], [[cảng Sạ Phố]] (tức cảng Gia Hưng). Có các chuyến tàu đều đặn kết nối đất liền Chiết Giang với quần đảo Chu Sơn, [[đảo Động Đầu]] và các đảo có người cư trú khác. Giữa [[đảo Chu San|đảo Chu Sơn]] và Ninh Ba có hàng chục chuyến tàu thủy thông hành thủy mỗi ngày.
 
Về vận tải đường sông, lấy [[Đại Vận Hà]] kết nối Hàng Châu với Bắc Kinh làm chủ đạo, giao thông đường sông tại vùng đồng bằng Hàng-Gia-Hồ phát triển mạnh. Gia Hưng, Hồ Châu, Đức Thanh, Tân Thị, Gia Thiện đều là những cảng sông quan trọng. Năm 2003, tổng chiều dài các tuyến đường sông có thể thông hành tại Chiết Giang là 10.539&nbsp;km, một số lượng lớn than đá, nhiên liệu và vật liệu đá xây dựng được vận chuyển gần như hoàn toàn bằng các phương tiện giao thông đường thủy. Bắt đầu từ năm 2005, tỉnh Chiết Giang đã tiến hành cải cách, theo đó khuyến khích vốn tư nhân và nước ngoài trong việc xây dựng và cải tạo các tuyến vận tải đường sông.<ref name="浙江内河航道建设率先向民资开放"/> Sau đó, vốn nước ngoài đã bắt đầu đổ vào hệ thống vận tải đường sông, như ba cảng container Hàng Châu, Gia Hưng, An Cát.<ref>[http://www.zj56.com.cn/Zxzx/List01.asp?ID=32953 外资看好浙江内河集装箱商机],浙江物流网</ref><ref>[http://www.p5w.net/news/cjxw/200505/t107399.htm 浙江内河航道首纳外资],全景网,权威财经网站,新闻频道</ref>
Dòng 490:
*{{KUW}}, [[Hawalli]](26/11/1994)
*{{KOR}}, [[Jeolla Nam]] (17/5/1998)
*{{VIE}}, [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên-Huế]]
*{{THA}}, [[Phitsanulok (tỉnh)|Phitsanulok]]
*{{PHI}}, [[Bulacan]]
Dòng 499:
*{{USA}}, [[New Jersey]] (11/5/1981)
*{{USA}}, [[Indiana]] (23/7/1987)
*{{AUS}}, [[Tây Úc (tiểu bang)|Tây Úc]] (6/11/1987)
*{{MIC}}, [[Pohnpei]] (25/9/1999)
*{{CAN}}, [[Newfoundland và Labrador]](26/4/2001)
986.568

lần sửa đổi