Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chuyến bay 93 của United Airlines”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 24 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q638603 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 19:
{{Thiếu nguồn gốc}}
 
'''Chuyến bay 93 của United Airlines''' là một chuyến bay do máy bay [[Boeing 757|Boeing 757-222]] bay từ sân bay quốc tế Newark (sau được đổi tên thành [[sân bay quốc tế Tự Do Newark]]) đến [[San Francisco]]. Vào ngày [[11 tháng 9]] năm [[2001]], chiếc máy bay đã bị 4 tên không tặc kiểm soát buồng lái (nằm trong kế hoạch khủng bố 11 tháng 9, được biết đến như [[Sự kiện 11 tháng 9]]) nhằm tấn công tự sát vào nước [[Hoa Kỳ|Mỹ]]. Tuy nhiên, chuyến bay không thể đến được mục tiêu dự định mà nó đã đâm xuống Shanksville, [[Pennsylvania]], cách thủ đô [[Washington, D.C.]] khoảng 240 km theo hướng tây bắc. [[Ủy ban 11 tháng 9]] kết hợp qua lời nhân chứng cùng việc nghe lại cuộc ghi âm điện thoại và [[hộp đen|hộp ghi dữ liệu bay]], đã kết luận rằng: "hành khách và phi hành đoàn đã chống lại bọn không tặc". Để chống lại sự kháng cự này, 4 tên không tặc đã cho đâm máy bay xuống Shanksville làm thiệt mạng toàn bộ phi hành đoàn và hành khách (kể cả chúng).
 
Ủy ban công bố phi công [[LeRoy Homer]], các tiếp viên [[CeeCee Lyles]] và [[Sandra Bradshaw]], các hành khách [[Todd Beamer]], [[Mark Bingham]], [[Tom Burnett]], [[Andrew Garcia]], [[Jeremy Glick]] và [[Richard Guadagno]] cùng một số người khác đã đứng lên chống bọn không tặc.
Dòng 29:
Bọn không tặc sử dụng dao và lên tiếng hăm doạ đã đặt bom trong buồng lái.
 
Chiếc phi cơ Boeing 757-222 đang trên lộ trình buổi sáng từ [[Phi trường Quốc tế Newark]] ở [[Newark]], tiểu bang [[New Jersey]] gần [[Thành phố New York]] đến [[Sân bay quốc tế San Francisco|Phi trường Quốc tế San Francisco]] gần [[San Francisco]], [[California]] (EWR-SFO). Máy bay có 182 ghế nhưng chỉ có 37 hành khách (trong đó có 4 tên không tặc) và 7 nhân viên phi hành đoàn: 2 phi công, phi công trưởng Jasan Dahl và phi công phụ, LeRoy Homer, cùng 5 tiếp viên hàng không. Bốn tên không tặc lên máy bay với vé hạng nhất.
 
== Chuyến bay ==
Dòng 38:
9 giờ 42 phút sáng, tổ lái nhận được một thông điệp từ kiểm soát không lưu, cảnh báo về nguy cơ đột nhập vào buồng lái. Nội dung thông điệp là "''Beware any cockpit intrusion -- two a/c [aircraft] hit World Trade Center''" (Thận trọng việc xâm nhập buồng lái—hai phi cơ đã đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới). 2 phút sau, phi công yêu cầu xác minh thông điệp (đó là liên lạc cuối cùng của chuyến bay 93 với mặt đất). 2 phút sau nữa, bọn không tặc đã chiếm giữ được máy bay.
 
Khoảng 9 giờ 28, kiểm soát không lưu ở [[Cleveland, Ohio|Cleveland]] tình cờ nghe được một số tiếng thét từ buồng lái của chuyến bay. 40 giây sau, nhiều tiếng la thét nũa đã được nghe. Trong khoảng thời gian trên, máy bay hạ độ cao 200 m. Kiểm soát không lưu đã cố liên lạc, tuy nhiên đã không có hồi âm. 9 giờ 32 phút, kiểm soát không lưu nhận được một thông điệp tiếng Anh phát âm theo kiểu Ả Rập (có thể là từ [[Ziad Jarrah]] - tên không tặc đang điều khiển phi cơ). Nội dung thông điệp đó như sau "''Ladies and gentlemen, here [is] the captain, please sit down, keep remaining sitting. We have a bomb on board. So sit.''" (Thưa quý ông quý bà, đây là phi trưởng, xin làm ơn ngồi xuống, giữ yên vị trí. Chúng ta có một quả bom trên máy bay. Vì thế hãy ngồi xuống.") Rõ ràng là thông điệp vô tình được gửi đến kiểm soát không lưu, thay vì đến với hành khách.
 
Chuyến bay chuyển ngược hướng lại, bay về phía tây. 9 giờ 39, kiểm soát không lưu lại tình cờ nghe thấy giọng nói: "''Uh, this is the captain. Would like you all to remain seated. There is a bomb on board, and [we] are going back to the airport, and to have our demands [unintelligible]. Please remain quiet.''" (Ờ, đây là phi trưởng. Xin các bạn ở trong ghế của mình. Có một quả bom trên máy bay, và chúng tôi/ta đang quay trở lại phi trường, và để cho yêu cầu của chúng tôi [không hiểu?] Xin giữ im lặng.)
Dòng 44:
10 giờ 03 sáng, chiếc máy bay đâm xuống Shanksville, [[Pennsylvania]]. Theo lời kể của nhân chứng, chiếc máy bay bay bay chổng ngược và lắc lư trước khi đâm xuống mặt đất. Vận tốc va chạm là khoảng 933 km/h. Sự va chạm đã tạo nên một hố sâu 35 m. Tất cả những người trên máy bay thiệt mạng.
 
Mục tiêu của vụ không tặc là nhắm vào [[Washington, D.C.]], đâm vào [[Nhà Trắng]] hoặc nhiều cơ hội hơn là [[Điện Capitol Hoa Kỳ|Điện Capitol]]. Mặc dù thiệt hại về người không cao hơn, nếu như bọn không tặc đã thành công (vì cả hai tòa nhà đều đã được di tản vào lúc 9 giờ 45) nhưng nó tạo hậu quả tâm lý nặng lên công chúng Mỹ.
 
== Những cuộc gọi ==
Dòng 55:
Qua các cuộc gọi, hành khách và phi hành đoàn chuyến bay số 93 biết được số phận của các chuyến bay 11, 175, và 77.
 
Một hành khách ở khoang hạng nhất, Tom Burnett, gọi bốn lần cho vợ và báo cho biết về vụ không tặc; vợ ông báo động với [[Cục Điều tra Liên bang|FBI]]. Burnett miêu tả cái chết của người hành khách nam, hỏi thăm tin tức về các chuyến bay kia và kết thúc cuộc gọi thứ tư với câu nói: “Đừng lo. Chúng tôi sắp làm điều gì đó”.
 
Một hành khách khác ở khoang hạng nhất, Mark Bingham, gọi cho mẹ và thuật lại rằng có ba tên không tặc đã chiếm giữ máy bay, dù không đưa ra chi tiết nào về chúng. Rõ ràng là cuộc gọi bị cắt khi sắp kết thúc, sau đó Bingham đã không trả lời những cuộc gọi từ bạn bè và người thân.
Dòng 61:
Một hành khách khác ở khoang hạng nhất, Edward Felt, gọi [[911]] để tìm kiếm thông tin về vụ không tặc, nhưng cuộc gọi cũng bị cắt đứt.
 
Một hành khách tên Jeremy Glick gọi cho vợ ở [[Thành phố New York|New York]] và thuật rằng có ba người đàn ông cướp máy bay, một người đeo bên hông một hộp màu đỏ, cho biết đó là một quả bom. Jeremy hỏi vợ có phải đúng là có những máy bay khác đã đâm vào [[Trung tâm Thương mại Thế giới]] như ông đã nghe nói từ các hành khách khác, rồi nói tiếp anh sẽ tham gia vào “cuộc tấn công (dọc lối đi dẫn đến phòng lái)”.
 
[[Todd Beamer]], một hành khách khác, cố gọi về nhà qua hệ thống điện đàm trên máy bay nhưng lại gặp Lisa D. Jefferson, một điện thoại viên tại trung tâm dịch vụ GTA Airphone ở Oak Brook, Illinois. Cuộc gọi kéo dài 13 phút, trong đó Beamer cho biết có một hành khách bị giết, một phi công và một sĩ quan bị thương nặng. Khi ấy phi cơ đổi hướng bay về phía đông nam làm Beamer hoảng sợ trong một lúc. Về sau, Beamer báo cho biết một số hành khách trên phi cơ đang chuẩn bị tấn công bọn không tặc. Sau khi cùng Jefferson đọc bài Cầu nguyện chung (kinh Lạy Cha), Beamer thốt lên, “let’s roll”. “Let’s roll” trở thành câu khẩu hiệu trên toàn quốc, được Tổng thống George W. Bush nhắc đến vài lần trong các bài diễn văn của ông.
Dòng 78:
Có vẻ như bọn không tặc rút vào phòng lái trước khi bị tấn công. Có thể nghe tiếng chúng cầu nguyện, trấn an lẫn nhau, và bàn cãi về các tình huống khác nhau bằng [[tiếng Ả Rập]], liệu có nên dùng búa cứu hoả trong phòng lái để tấn công những người bên ngoài hay cắt nguồn oxyzen để dập tắt cuộc tấn công. Jarrah nói “Thế à? Sao không chấm dứt luôn?” Một không tặc khác trả lời “Chưa. Khi bọn chúng xông vào, mình mới cho chấm dứt.” Jarrah lại nói “Vậy hả? Cho đâm xuống đất, phải không?” một không tặc khác trả lời, “Phải, cho đâm xuống đất.” rồi tiếp “Lao xuống! Lao xuống!”
 
Theo [[Uỷ ban 9/11]], băng ghi âm cho thấy, không như nhiều người lầm tưởng, hành khách đã không vào được phòng lái. Cũng có thể họ đột nhập được vào phòng lái nhưng đã quá trễ vì máy bay đang lao thẳng xuống đất với tốc độ gần 600 mph (970 km/h). Uỷ ban 9/11 xác định rằng chính những nỗ lực của phi hành đoàn và hành khách của chuyến bay số 93 đã phá hỏng âm mưu của bọn không tặc nhắm huỷ diệt [[Điện Capitol Hoa Kỳ|Điện Capitol]] hoặc [[Nhà Trắng|Toà Bạch Ốc]].
 
== Tuyên dương ==
Dòng 92:
* [[Sự kiện 11 tháng 9]]
* [[Todd Beamer]]
* [[Bối cảnh lịch sử Sự kiện 11 tháng 9|Bối cảnh Lịch sử Sự kiện 11 tháng 9]]
==Tham khảo==
<references />