Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ ký điện tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q869548 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 10:
Vào [[thập niên 1980]], các công ty và một số cá nhân bắt đầu sử dụng máy [[fax]] để truyền đi các tài liệu quan trọng. Mặc dù chữ ký trên các tài liệu này vẫn thể hiện trên giấy nhưng quá trình truyền và nhận chúng hoàn toàn dựa trên tín hiệu điện tử.
 
Hiện nay, chữ ký điện tử có thể bao hàm các cam kết gửi bằng [[thư điện tử|email]], nhập các số định dạng cá nhân ([[PIN]]) vào các máy [[ATM]], ký bằng bút điện tử với thiết bị [[màn hình cảm ứng]] tại các quầy tính tiền<ref>[http://www.integrisign.com/products/index.html Digital pen pad solutions]</ref>, chấp nhận các điều khoản người dùng ([[EULA]]) khi cài đặt [[phần mềm]] [[máy tính]], ký các hợp đồng điện tử online<ref>[https://privasign.com Online electronic signatures]</ref>...
 
== Tính pháp lý của chữ ký điện tử ==
Dòng 35:
;Bộ luật [[Ueta|UETA]] (Hoa Kỳ), điều 2 định nghĩa:
:(5)Điện tử (''electronic'valeking132')- chỉ các công nghệ liên quan tới điện, số, từ, không dây, quang, điện từ hoặc các khả năng tương tự.
:(6)[[Tác tử phần mềm|Tác tử]] điện tử (''electronic agent'')- là các chương trình máy tính hoặc các phương tiện tự động khác sử dụng độc lập để khởi đầu một hành động hoặc đáp lại các tín hiệu điện tử mà không cần sự giám sát của con người.
:(7)Văn bản điện tử (''electronic record'valeking132')- Các văn bản được tạo ra, lưu trữ, trao đổi dưới dạng điện tử.
:(8)Chữ ký điện tử (''electronic signature'')- Các tín hiệu âm thanh, ký hiệu, quá trình gắn (vật lý hoặc logic) với hợp đồng hay văn bản và được thực hiện bởi người muốn ký vào hợp đồng hay văn bản đó.
Dòng 73:
* [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]] - s.7 [[Electronic Communications Act 2000]]
* [[Liên minh châu Âu]] - Electronic Signature Directive (1999/93/EC)
* [[México|Mexico]] - E-Commerce Act [2000]
* [[Costa Rica]] - Digital Signature Law 8454 (2005)
* [[Việt Nam]] - Luật Giao dịch điện tử<ref>[http://qppl.egov.gov.vn/congbao.nsf/9e6a1e4b64680bd247256801000a8614/85256f620062656c852570ee007187b8?OpenDocument Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ]</ref><ref>[http://tintuc.egov.gov.vn/tintuc.nsf/0/751DCC029906CEC44725716B0038ABA2?OpenDocument&fullmode Cổng thông tin điện tử chính phủ]</ref> - có hiệu lực từ ngày [[1 tháng 3]] năm [[2006]].
 
== Những sử dụng giả luật của chữ ký điện tử ==
Một số trang web (đặc biệt là các trang [[khiêu dâm]]) và các điều khoản sử dụng phần mềm tuyên bố một số hành động gắn với chữ ký điện tử. Chẳng hạn, một trang web có thể tuyên bố rằng với việc truy cập vào trang web, bạn đã chấp nhận một số quy định. Một ví dụ khác là khi cài đặt phần mềm, trước khi cài sẽ xuất hiện một màn hình thông báo rằng với việc tiếp tục cài đặt thì bạn chấp nhận một số điều về [[quyền tác giả|bản quyền]]. Các điều khoản này có thể không được thông báo trước khi bán và không phải lúc nào cũng được hiển thị đầy đủ khi bạn cài đặt. Các điều kiện về bản quyền này thường bao gồm các điều cấm người sử dụng công bố các thông tin về sản phẩm nếu không được sự cho phép của nhà sản xuất, các điều hạn chế người sử dụng nghiên cứu sản phẩm (''reverse engineering'') kể cả cho mục đích hợp pháp như để tạo ra các tệp theo định dạng của phần mềm. Trong một số trường hợp, các điều khoản này có thể trái với quy định của pháp luật. Một số người cho rằng các điều trên là hợp lý để bảo vệ các [[bí mật công nghệ]]. Tuy nhiên một khi sản phẩm đã được bán rộng rãi thì lý do này cũng không thực sự thuyết phục.
 
Tính pháp lý của các điều khoản đề cập ở trên không rõ ràng. Tại Hoa Kỳ, chỉ có 2 tiểu bang chấp thuận bản sửa đổi của Luật thương mại thống nhất (''Uniform Commercial Code'') cho phép những hạn chế về bản quyền và thông báo sau bán hàng. Tại [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]], điều 9 của Quy chế thương mại điện tử năm 2002 (Electronic-Commerce (EC Directive) Regulations 2002 - SI 2002/2003) cho phép người mua có khả năng xác định trước các bước kỹ thuật khác nhau để kết thúc hợp đồng.
 
== Chữ ký mật mã ==
Một chữ ký điện tử sẽ là một [[chữ ký số]] nếu nó sử dụng một phương pháp [[mã hóa]] nào đó để đảm bảo [[tính toàn vẹn dữ liệu|tính toàn vẹn (thông tin)]] và [[tính xác thực]]. Ví dụ như một bản dự thảo hợp đồng soạn bởi bên bán hàng gửi bằng [[thư điện tử|email]] tới người mua sau khi được ký (điện tử).
 
Một điều cần lưu ý là cơ chế của chữ ký điện tử khác hoàn toàn với các cơ chế sửa lỗi (như [[giá trị tổng kiểm|giá trị kiểm tra]] - checksum...). Các cơ chế kiểm tra không đảm bảo rằng văn bản đã bị thay đổi hay chưa. Các cơ chế kiểm tra tính toàn vẹn thì không bao giờ bao gồm khả năng sửa lỗi.
 
Hiện nay, các tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến cho chữ ký điện tử là [[OpenPGP]], được hỗ trợ bởi [[Pretty Good Privacy|PGP]] và [[GNU Privacy Guard|GnuPG]], và các tiêu chuẩn [[S/MIME]] (có trong Microsoft Outlook). Tất cả các mô hình về chữ ký điện tử đều giả định rằng người nhận có khả năng có được [[mật mã hóa khóa công khai|khóa công khai]] của chính người gửi và có khả năng kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản nhận được. Ở đây không yêu cầu giữa 2 bên phải có một kênh thông tin an toàn.
 
Một văn bản được ký có thể được mã hóa khi gửi nhưng điều này không bắt buộc. Việc đảm bảo tính bí mật và tính toàn vẹn của dữ liệu có thể được tiến hành độc lập.