Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu thừa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q193814 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Buddhism}}
'''Tiểu thừa''' (zh. 小乘, sa. ''hīnayāna'', bo. ''theg dman'') nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Tiểu thừa được một số đại biểu phái [[Đại thừa]] (sa. ''mahāyāna'') thường dùng chỉ những người theo "'''Phật giáo nguyên thuỷ'''", "'''Phật giáo Nam Tông'''". Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và nó chỉ còn có tính chất miêu tả. '''Trước năm 1950'''. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng không đạt kết quả vì danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử. Một từ chỉ những vị theo [[Thượng tọa bộ|Phật giáo nguyên thuỷ]] thường gặp trong kinh là [[Thanh văn]] (zh. 聲聞, sa. ''śrāvaka'')
== Vấn Ðề Ðại Thừa và Tiểu Thừa ==
Trước đây những người theo Đại Thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý [[Đại thừa|Ðại thừa]] mới là giáo lý chân chính của [[Phật]]. Ngược lại, các nhà sư Tiểu thừa thì cho rằng giáo lý Tiểu thừa mới chính là giáo lý nguyên thủy của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng:
 
1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa.
Dòng 16:
a/. Cả hai đều nhìn nhận [[Ðức Phật Thích ca]] là bậc Ðạo sư.
 
b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý [[Tứ diệu đế|Tứ thánh đế]], [[Bát chính đạo|Bát chánh đạo]], [[Duyên khởi]]...; đều chấp nhận pháp ấn [[Khổ (Phật giáo)|Khổ]], [[0 (số)|Không]], [[Vô ngã]]; đều chấp nhận con đường tu tập: [[Giới]]-[[Ðịnh]]-[[Tuệ]].
 
c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.
Dòng 30:
 
== Giáo lý ==
Tiểu thừa được phát triển mạnh nhất từ khi Phật nhập [[Niết-bàn]] đến Công nguyên. Đại biểu phái này cho rằng mình theo sát những lời dạy nguyên thuỷ của Đức Phật, do chính Đức Phật nói ra. Giới luật của Tiểu thừa hoàn toàn dựa vào [[Luật tạng]]. Trong [[A-tì-đạt-ma]], Tiểu thừa dựa trên [[Kinh (Phật giáo)|Kinh tạng]] để phân tích và hệ thống hoá giáo lí của Phật.
 
Tiểu thừa tập trung tuyệt đối vào con đường đi đến giải thoát. Các lí luận triết học không đóng vai trò quan trọng—chúng thậm chí được xem là trở ngại trên đường giải thoát. Tiểu thừa phân tích rõ trạng thái của đời sống con người, bản chất sự vật, cơ cấu của chấp ngã và chỉ ra phương pháp giải thoát khỏi sự [[Khổ (Phật giáo)|Khổ]] (sa. ''duḥkha''). Tất cả các trường phái Tiểu thừa đều có một quan điểm chung về sự vật đang hiện hữu: khổ có thật, phải giải thoát khỏi cái Khổ. Giải thoát khỏi [[luân hồi]] (sa., pi. ''saṃsāra''), thoát khỏi sự tái sinh và đạt [[Niết-bàn]] (sa. ''nirvāṇa'') là mục đích cao nhất của Tiểu thừa. Muốn đạt được mục đích này, hành giả phải dựa vào sức mình, xa lánh thế gian. Vì vậy Tiểu thừa quan niệm phải sống viễn li, sống cuộc đời của một kẻ tu hành. Đối với Tiểu thừa, cuộc sống tại gia không thể nào đưa đến sự giải thoát. Hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là [[A-la-hán]] (sa. ''arhat''), là người dựa vào tự lực để giải thoát.
 
Tiểu thừa tránh không đưa lí thuyết gì về Niết-bàn, mục đích cuối cùng, là kinh nghiệm của sự giác ngộ, trong đó, hành giả chứng được vô ngã và từ bỏ tham ái. Đối với Tiểu thừa, Phật là một nhân vật lịch sử, được xem là một con người và thầy dạy, không phải là hoá thân của một thật thể nào. Giáo pháp cơ bản của Tiểu thừa gồm có [[Tứ diệu đế]], [[Duyên khởi]] (sa. ''pratītyasamutpāda''), thuyết [[Vô ngã]] (sa. ''anātman'') và luật nhân quả, [[Nghiệp (Phật giáo)|Nghiệp]] (sa. ''karma''). Phép tu hành của Tiểu thừa dựa trên [[Bát chính đạo]]. Theo quan điểm của Đại thừa, sở dĩ phái này được gọi là "tiểu thừa" vì—ngược lại với chủ trương của Đại thừa là nhằm đưa tất cả loài [[hữu tình]] đến giác ngộ—phái Tiểu thừa chỉ quan tâm đến sự giác ngộ của cá nhân mình. Chủ trương này được xem là giáo pháp sơ cấp của Phật vì sau đó Phật giảng giáo pháp toàn vẹn hơn, giáo pháp Đại thừa.
 
== Tham khảo ==