Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiệc Thánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 64 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q66086 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 2:
'''Tiệc Thánh''' là thánh lễ được cử hành bởi các [[Kitô hữu]] và theo lời dạy của [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước|Chúa Giê-xu]] được ký thuật trong [[Tân Ước]], để tưởng nhớ Chúa Giê-xu theo những việc ngài đã làm trong bữa [[Tiệc Ly]]. Chúa Giê-xu lấy [[bánh Thánh]], bẻ ra, phân phát cho các môn đồ mà nói rằng ''"Này là thân thể ta"'', rồi lấy rượu nho đưa cho môn đồ mà phán rằng ''"Này là huyết ta"''.<ref>[http://wordnet.princeton.edu/perl/webwn?s=Eucharist&o2=&o0=1&o7=&o5=&o1=1&o6=&o4=&o3=&h= WordNet (Cognitive Science Laboratory Princeton University)]</ref><ref>"Tiệc Thánh là sự tái hiện Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-xu cùng các môn đồ trước khi Ngài bị bắt, và bị đóng đinh trên thập tự giá."([http://www.bbc.co.uk/religion/religions/christianity/ritesrituals/eucharist_1.shtml BBC - Religion & Ethics - Eucharist]).</ref><ref>"một thánh lễ Cơ Đốc hồi niệm sự kiện Chúa Giê-xu trong bữa ăn cuối cùng với các môn đồ, Ngài bẻ bánh cho các môn đồ mà phán rằng: ''Nầy là thân thể ta'' và ban cho họ rượu nho và phán rằng: ''Nầy là huyết ta''".([http://www.britannica.com/eb/article-9033174/Eucharist Encyclopaedia Britannica, s.v. Eucharist])</ref><ref>Ignazio Silone, ''Bread and Wine'' (1937).</ref> Nhìn chung, tín hữu Cơ Đốc thừa nhận có sự hiện diện của Chúa Giê-xu trong thánh lễ này, mặc dù có những quan điểm khác nhau nhằm giải thích bản chất, thời điểm và không gian của sự hiện diện ấy. "Bí tích Thánh thể" thường được dùng để chỉ bánh và rượu nho được hiến tế trong thánh lễ, trong khi "Tiệc Thánh" nhấn mạnh vào sự thông công giữa con người với [[Thiên Chúa]], và giữa các tín hữu với nhau khi cử hành thánh lễ.
 
Từ ''Eucharist'' có từ nguyên trong [[Tiếng Hy Lạp|Hi văn]] εὐχαριστία và có nghĩa là tạ ơn, đến từ động từ εὐχαριστῶ (biết ơn), được tìm thấy trong 55 câu trong Tân Ước. Bốn trong số các câu [[Kinh Thánh]] này ghi lại lời tạ ơn của Chúa Giê-xu trước khi ngài phân phát bánh và rượu nho cho các môn đồ và công bố rằng ấy là thân thể và huyết của ngài.
 
== Từ nguyên ==
Bí tích Thánh thể (''Eucharist'' - từ tiếng Hi Lạp Εὐχαριστία ''eucharistia'' nghĩa là "tạ ơn") xuất hiện sớm trong lịch sử hội thánh. [[Ignatius]], [[Giám mục]] thành [[Antioch]], tử đạo tại [[Roma]] khoảng năm [[110]], đã sử dụng thuật từ này cho cả thánh lễ cũng như cho bánh và rượu nho, ba lần trong [[Thư gởi tín hữu ở Smyrna]], và một lần trong [[Thư gởi tín hữu ở Philadelphia]]. [[Justin Martyr]], khoảng năm [[150]], trong một đoạn văn miểu tả chi tiết thánh lễ, viết "Bí tích Thánh thể" được các tín hữu dùng: "Đồ dùng này được gọi trong vòng chúng ta là Bí tích Thánh thể..." <ref>Justin Martyr, (Biện giáo, 66).</ref> Ngày nay thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong các giáo hội [[Công giáo]], [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính Thống giáo]], [[Anh giáo]] và [[Giáo hội Luther]], nhưng không phổ biến trong cộng đồng [[Tin Lành|Kháng Cách]].
 
Tiệc Thánh ([[Tiếng Anh|Anh ngữ]] ''Communion'' hoặc ''Holy Communion'', từ [[latinh|tiếng Latin]] ''communio'', nghĩa là "chia sẻ với nhau"), được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo, đặc biệt là tín hữu Kháng Cách. Trong giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo, thuật từ này thường được áp dụng cho việc dự phần vào bánh và rượu nho được hiến tế hơn là cho toàn bộ thánh lễ. Trong khi đó, các giáo hội khởi phát từ cuộc [[Cải cách Kháng Cách]] sử dụng thuật ngữ "Tiệc Thánh" để chỉ toàn bộ thánh lễ, tập chú vào mối tương giao giữa các tín hữu, giữa cá nhân với hội thánh và với Thiên Chúa, cũng là ngụ ý cho mối tương giao giữa các thân vị trong [[Ba Ngôi]], lập nền cho các mối tương giao khác.
 
== Kinh Thánh ==
[[Tập tin:StPaul ElGreco.jpg|nhỏ|phải|150px|[[Sứ đồ Phao-lô]].]]
Ba sách Phúc âm Đồng quan ([[Phúc Âm Nhất Lãm|Phúc âm Nhất lãm]])<ref>
* Phúc âm Matthew 26: 26-29, ''“Khi đương ăn, Chúa Giê-xu lấy bánh, tạ ơn (εὐλογήσας - eulogēsas), bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn (εὐχαριστήσας – eucharistēsas), đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho này nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.”''
* Phúc âm Mark 14: 22-24, ''”Khi đang ăn, Chúa Giê-xu lấy bánh, tạ ơn (εὐλογήσας - eulogēsas), đoạn bẻ ra trao cho các môn đồ, mà phán rằng: Hãy lấy, nầy là thân thể ta. Ngài lại cầm chén, tạ ơn (εὐχαριστήσας – eucharistēsas), rồi trao cho các môn đồ, và ai nấy đều uống. Ngài phán rằng: Nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đổ ra cho nhiều người. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày ta sẽ uống trái nho mới trong nước Thiên Chúa.”''
* Phúc âm Lu-ca 22: 19-20, ''”Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn (εὐχαριστήσας – eucharistēsas) xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén này là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra…”''</ref>
cũng như Thư thứ nhất của [[Sứ đồ Phaolô|Phao-lô]] gởi tín hữu ở [[Corinth]] đều thuật lại sự kiện Chúa Giê-xu thiết lập Lễ Tiệc Thánh trong bữa ăn tối cuối cùng khi ngài bảo các môn đồ: ''"Hãy lấy mà ăn, này là thân thể ta ... Hãy lấy mà uống, này là huyết ta ... Hãy làm điều này để nhớ đến ta"''. Mọi ý nghĩa của việc cử hành lễ Tiệc Thánh đều lập nền trên mạng lịnh này. Chương 6 của [[Phúc Âm John|Phúc âm John]] (''Gioan'' hoặc ''Giăng'') ký thuật lời của Chúa Giê-xu giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của thánh lễ: ''"Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta và ta ở trong người"''. (John 6. 55,56).
 
Phúc âm Giăng không nhắc đến việc Chúa Giê-xu phân phát bánh và rượu nho, nhưng thuật lại việc ngài rửa chân cho các môn đồ, lời tiên tri về kẻ phản ngài, và giảng giải cho các môn đồ về tầm quan trọng của sự hiệp nhất giữa họ với ngài, và giữa họ với nhau.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2013&version=19 Phúc âm Giăng 13]</ref><ref>Tyndale Bible Dictionary / editors, Philip W. Comfort, Walter A. Elwell, 2001 ISBN 0-8423-7089-7, article: "John, Gospel of''</ref>
Dòng 26:
 
== Thần học ==
Tiệc Thánh hoặc Bí tích Thánh thể luôn là tâm điểm của sự thờ phượng trong cộng đồng [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]], mặc dù có những giải thích khác nhau về thánh lễ này. Đại thể, các truyền thống Công giáo, Anh giáo và Chính Thống giáo xem Bí tích Thánh thể là sự ứng nghiệm cho kế hoạch của Thiên Chúa nhằm cứu nhân loại khỏi [[tội lỗi]], là sự hoài niệm và tái hiện sự đóng đinh và [[Sự Phục sinh của Chúa Giê-xu|sự phục sinh của Chúa Giê-xu]], là phương tiện giúp tín hữu hiệp nhất với Thiên Chúa và và hiệp nhất với nhau, cũng như dâng lên lời tạ ơn về thánh lễ này. Trong khi đó, các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách tập chú vào trải nghiệm của người dự thánh lễ trong sự thông công với Thiên Chúa và với hội thánh, cùng những lợi ích tâm linh như dự phần vào sự hiện diện huyền nhiệm của Chúa Cơ Đốc, sức mạnh củng cố [[đức tin Kitô Đốcgiáo|đức tin]] và niềm hi vọng vào nước Chúa.
 
=== Công giáo Rôma ===
Dòng 38:
Sự biến đổi huyền nhiệm của bánh và rượu nho trong Bí tích Thánh thể, được các tác giả [[thế kỷ 12]] gọi là "sự biến thể" (''transubstantiation'').
 
Tóm lại, theo thuyết biến thể, bản thể của bánh và rượu nho biến đổi theo cách vượt quá sự hiểu biết của con người để trở nên Thân thể, Huyết, Linh hồn và Thần tính của Chúa Ki-tô, trong khi những yếu tố [[vật lý học|vật lý]] và [[hóa học|hoá học]] của bánh và rượu vẫn tồn tại.
 
=== Chính Thống giáo ===
Dòng 58:
 
Tín hữu Giám Lý còn tin rằng thánh lễ Tiệc Thánh là phương tiện của ân điển, qua đó tín hữu nhận lãnh sự hiện diện của Chúa Cơ Đốc,<ref name="UMC — This Holy Mystery 1">{{chú thích web|url = http://www.gbod.org/worship/thisholymystery/theologyofsacraments.html| title = This Holy Mystery: Part One |publisher = The United Methodist Church GBOD|accessdate = 2007–07–10}}</ref> trong đó ẩn chứa những điều huyền nhiệm.<blockquote>
Tiệc Thánh là sự hồi niệm và tưởng nhớ, nhưng sự hồi niệm này không chỉ đơn giản là nhớ lại. ''“Hãy làm điều này để nhớ đến ta”'' ([[Tiếng Hy Lạp|Hi văn]] ἀνάμνησις-''anamnesis''). Hành động này còn có ý nghĩa tái hiện ân điển của Thiên Chúa... Chúa Cơ Đốc đã phục sinh và đang sống tại đây trong lúc này, không chỉ là sự hồi niệm một sự kiện trong quá khứ.</blockquote>
 
=== Thần học Calvin ===
Dòng 68:
Bánh và rượu nho chỉ là biểu trưng cho thân thể và huyết của Chúa Giê-xu Cơ Đốc. Khi tham dự thánh lễ Tiệc Thánh, tín hữu tưởng nhớ đến bữa [[Tiệc Ly]], sự thương khó và sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu Cơ Đốc (''"Ấy là Chúa Giê-xu, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều này để nhớ đến ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén này là giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều này để nhớ ta"'', 1Cor. 11.24,25).
 
Khởi phát từ [[Huldrych Zwingli]], nhà lãnh đạo cuộc cải cách tôn giáo tại [[Thụy Sĩ]] vào [[thế kỷ 16]], quan điểm này được chấp nhận rộng rãi trong nhiều giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách, đặc biệt là các tín hữu [[Báp-tít|Baptist]].
 
Những tín hữu chấp nhận quan điểm thần học này dành cho Tiệc Thánh vị trí quan trọng trong giáo nghi vì, theo [[Tân Ước]], đây là một trong hai thánh lễ - cùng với lễ [[thanh Tẩy|báp têm]] (rửa tội) - do chính Chúa Giê-xu thiết lập, đồng thời nhấn mạnh đến trải nghiệm thông công giữa người dự thánh lễ với Thiên Chúa, và giữa cá nhân với hội thánh. Thánh lễ cũng biểu trưng cho sự hiệp nhất của tín hữu với Chúa Cơ Đốc (Ngài là Đầu của Hội thánh), ban cho tín hữu sức mạnh để khẳng quyết sự [[cứu rỗi]], củng cố đức tin trong sống đạo, cũng là biểu tượng cho sự vui thoả và niềm hi vọng vào Vương quốc của Thiên Chúa.<ref>Strong, Augustus. ''Systematic Theology''. Philadelphia, The Judson Press, (1907).</ref>
 
== Chú thích ==
Dòng 76:
== Xem thêm ==
* [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước]]
* [[Giê-su|Chúa Giê-xu]]
* [[Tiệc Ly]]
* [[Chén Thánh]]