Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cháo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
Có nhiều cách thức để nấu cháo.
*[[Nguyên vật liệu|Nguyên liệu]] chính để nấu cháo là [[gạo]] và [[nước]].
*Để được thành cháo thường thì [[thể tích]] nước phải hơn gấp 3 lần thể tích gạo và một cái nồi chỉ dành cho việc nấu cháo. Bắt đầu nấu thì cần ngọn lửa mạnh để hột gạo được nhào lộn trong nước sôi và nở bung ra, rồi giảm dần độ nóng để nấu cho đến khi hột gạo được chín nhừ, nấu càng lâu thì cháo càng đặc. Chỉ nấu cho đến khi hột gạo nở bung và chín trong nước thì gọi là [[cháo hoa]] để ăn với [[đường thẻ]]. Đôi khi người ta còn [[rang]] gạo trước khi nấu thì gọi là [[cháo khê]] để ăn với [[gỏi thịt gà]]. Dùng [[cơm nguội]] để nấu thì gọi là [[cháo tù]] thì lượng nước cần thiết sẽ ít hơn, loại cháo này thường được ăn chung với [[thịt lợn kho|thịt kho]] hoặc [[cá kho]] là một loại thức ăn được lưu giữ trong vài ngày.
*Ngoài cháo trắng ra, còn có cháo nấu chung với rất nhiều các loại nguyên liệu khác như các loại rau, củ, quả, các loại thịt và [[thủy hải sản]], cùng các gia vị như [[tỏi]], [[gừng]], [[hành|hành lá]] hoặc [[hành|hành củ]], v.v. Tùy theo cách nấu và các loại nguyên liệu mà người ta có thể nấu hàng trăm loại cháo khác nhau, ở mỗi vùng của Việt Nam thường có một loại cháo rất ngon riêng của mình được nấu bằng [[đặc sản]] của địa phương.
*Cháo (các loại) thường được ăn chung với [[quẩy|dầu cháo quẩy]].