Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Colossus (lớp tàu sân bay)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 12 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1111863 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 48:
|}
 
'''Lớp tàu sân bay ''Colossus''''' bao gồm những [[tàu sân bay]] hạng nhẹ được [[Hải quân Hoàng gia Anh]] chế tạo trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]]. Mười sáu chiếc đã được vạch kế hoạch, nhưng chỉ có mười chiếc được hoàn tất, và không có chiếc nào từng tham gia tác chiến trong Thế Chiến II. Tuy nhiên, một số đã từng phục vụ trong [[Chiến tranh Triều Tiên]], và nhiều chiếc đã được chuyển cho hải quân các nước trong [[Khối Thịnh vượng chung Anh|Khối Thịnh Vượng Chung]] hay thân hữu, mà cuộc đời phục vụ kéo dài đến tận cuối những năm [[Thập niên 1990|1990]].
 
== Thiết kế ==
Việc hai chiếc tàu chiến [[HMShMS Prince of Wales (193953)|''Prince of Wales'']] và [[HMS Repulse (1916)|''Repulse'']] bị máy bay đặt căn cứ trên đất liền đánh chìm vào [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1941]] đã vạch ra sự mong manh của những tàu chiến chủ lực không được không quân hỗ trợ đối với các cuộc không kích, và cho thấy nhu cầu cấp bách phải mở rộng không lực hạm đội.
 
Vào lúc bắt đầu chiến tranh, Hải quân Hoàng gia sử dụng cả hai kiểu [[tàu sân bay|tàu sân bay hạm đội]] và [[tàu sân bay hộ tống]]. Tuy nhiên, những chiếc tàu sân bay hộ tống được chỉ được thiết kế thuần túy để bảo vệ các [[đoàn tàu vận tải]], nên ít có tác dụng trong vai trò tấn công. Tốc độ chậm và kích cỡ nhỏ khiến cho chúng không thể sử dụng các kiểu máy bay tiêm kích hiện đại tính năng cao. Mặt khác, những chiếc tàu sân bay hạm đội đắt tiền đang bị thiếu hụt, và việc chế tạo chúng mất nhiều thời gian. Việc cải biến các tàu buôn một thời từng được cân nhắc đến, nhưng bị hủy bỏ do nhu cầu cao của các con tàu vận tải.
Dòng 57:
Lớp ''Colossus'' xuất hiện như là một giải pháp hiện thực cho vấn đề thiếu hụt trầm trọng tàu sân bay chiến đấu. Chúng dựa trên thiết kế của [[Illustrious (lớp tàu sân bay)|lớp ''Illustrious'']], nhưng được thu nhỏ kích thước, và được dự định để sẵn sàng trong vòng hai năm. Để thúc đẩy việc chế tạo, thân tàu của lớp ''Colossus'' được chế tạo theo mẫu thân tàu thương mại cho đến sàn chứa máy bay.
 
Mười sáu chiếc đã được vạch kế hoạch chế tạo, nhưng chỉ có mười chiếc được hoàn tất như tàu sân bay lớp ''Colossus'', trong đó hai chiếc [[HMS Perseus (R51)|''Perseus'']] và [[HMS|Pioneer|(R76)|''Pioneer'']] được biến đổi để hoạt động như những tàu bảo trì máy bay hơn là các nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp. Việc chế tạo năm chiếc khác bị tạm ngưng, rồi sau đó được hoàn tất như những tàu sân bay thuộc [[Majestic (lớp tàu sân bay)|lớp ''Majestic'']], trong khi một chiếc thứ sáu trong lớp này là chiếc [[HMS Leviathan (R97)|''Leviathan'']] không bao giờ được hoàn tất. Cả năm chiếc trong lớp ''Majestic'' đều được bán cho hải quân các nước trong [[Khối Thịnh vượng chung Anh|Khối Thịnh Vượng Chung]] hoặc đồng minh.
 
== Lịch sử hoạt động ==
Bốn chiếc đầu tiên trong lớp ''Colossus'' được hoàn tất vào [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1944]] và ngay lập tức được đưa sang [[Viễn Đông]], tuy nhiên không có chiếc nào tham chiến trực tiếp trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]]. Lớp ''Colossus'' không có được lớp sàn đáp bọc thép, vốn đã bảo vệ hiệu quả những chiếc trong lớp ''Illustrious'' chống lại các cuộc tấn công cảm tử ''[[thần phong|kamikaze]]'' như tại [[Okinawa]] trong [[trận Okinawa|chiến dịch Iceberg]].
 
Sau chiến tranh, lớp tàu này là một phương cách rẻ tiền cho sự hiện diện của Hải quân Hoàng gia tại các vùng biển. Một số chiếc đã từng phục vụ trong [[chiến tranh Triều Tiên]]. Ít tốn kém hơn khi khi hoạt động so với những chiếc tàu sân bay hạm đội, chúng lại mang được số máy bay gần tương đương. Nhiều chiếc đã được bán cho hải quân các nước ngoài, nơi mà cuộc đời phục vụ của chúng kéo dài đến tận cuối những năm [[Thập niên 1990|1990]].
Dòng 116:
|[[HMS Venerable (R63)|''Venerable'']]
|[[3 tháng 12]] năm [[1942]]
|[[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1943]]
|[[17 tháng 1]] năm [[1945]]<ref>Beaver, Paul (1987) ''Encyclopedia of the Fleet Air Arm since 1945'', Wellingborough, Northants: Patrick Stephens, ISBN 0-85059-760-9</ref>
|Bán cho Hà Lan năm [[1948]] dưới tên gọi [[HNLMS Karel Doorman (R81)|''Karel Doorman II'']]; bán cho Argentina năm [[1968]] dưới tên gọi [[ARA Veinticinco de Mayo|''Vienticinco de Mayo'']]; ngừng hoạt động năm [[1997]]; được tháo dỡ tại [[Ấn Độ]] năm [[2006]]