Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài Bắc Trung Hoa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 27 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q216923 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Flag of Chinese Taipei for Olympic games.svg|300px|phải|nhỏ|Cờ [[Thế vận hội]] của Đài Bắc Trung Hoa]]
'''Trung Hoa Đài Bắc''' ({{zh-tsp|t=中華臺北/中華台北|s=中华台北|p=Zhōnghuá Táiběi}}, [[tiếng Anh]]: Chinese Taipei, ''Trung Hoa Đài Bắc'') là tên được đặt cho đảo quốc [[Đài Loan]], [[Trung Hoa Dân Quốc]] trong các cuộc thi đua thể thao quốc tế, do áp lực của [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], vốn không công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Dưới chính sách "một Trung Quốc" của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cộng đồng quốc tế buộc phải không cho phép Đài Loan sử dụng quốc hiệu "Trung Hoa Dân quốc" hay tên "Đài Loan" để khỏi gây ấn tượng Đài Loan và Trung Quốc là hai quốc gia khác nhau trong các cuộc thi đua thể thao quốc tế. Xem [[vị thế chính trị Đài Loan|vị thế chính trị của Đài Loan]].
 
== Nguồn gốc ==
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) không công nhận [[Trung Hoa Dân Quốc|Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)]] (THDQ) mà còn tuyên bố chủ quyền đối với đảo [[Đài Loan]], vì thế không cho phép THDQ dùng quốc hiệu trong các tổ chức quốc tế. Theo quan điểm của CHNDTH, nếu THDQ được dùng quốc hiệu sẽ tạo ra cảm giác rằng chính phủ mà CHNDTH đã lật đổ vẫn còn tồn tại hay đang tồn tại hai nước Trung Quốc, trái với chính sách "một Trung Quốc" của CHNDTH.
 
Trong những thập niên 1970 và 1980, khi Đài Loan bị các tổ chức quốc tế hạ cấp hay trục xuất để đón nhận CHNDTH, chính phủ THDQ dưới [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc Dân Đảng Trung Quốc]] không chịu bị gọi là "Đài Loan, Trung Quốc" vì tên gọi này ám chỉ rằng Đài Loan trực thuộc chính phủ CHNDTH. Vào thời điểm đó, Quốc Dân Đảng Trung Quốc cũng phản đối tên gọi "Đài Loan" hay "Formosa" vì nó vẫn tự xem mình là chính phủ duy nhất của Trung Quốc và chưa có ý tưởng Đài Loan độc lập. Vì thế, nó chọn tên trung lập "Đài Bắc Trung Hoa", tuy [[Đài Bắc]] chỉ là một khu đô thị nhỏ so với toàn bộ Đài Loan.
 
Vào tháng 11 năm 1979, [[Ủy ban Olympic Quốc tế|Ủy ban Thế vận hội Quốc tế]] (IOC) và sau đó tất cả các tổ chức thể thao quốc tế chính thức phê chuẩn nghị quyết công nhận Ủy ban Thế vận hội Quốc gia Đài Loan là Ủy ban Thế vận hội Quốc gia Trung Hoa Đài Bắc<ref>Tuy nhiên, tên chính thức của ủy ban trong chữ Hán vẫn là "中華奧林匹克委員會" ("Ủy ban Olympic Trung Hoa"): xem [http://www.tpenoc.net/ website chính thức]</ref> và tất cả các đội và vận động viên từ Đài Loan sẽ tranh đấu dưới cờ Đài Bắc Trung Hoa. Theo nghị quyết này, Trung Hoa Đài Bắc chọn cờ Thế vận hội Đài Bắc Trung Hoa, với biểu tượng Ủy ban Thế vận hội Quốc gia Trung Hoa Đài Bắc trên nền trắng và từ [[Thế vận hội Mùa hè 1984]] đã tham dự các sự kiện thể thao quốc tế dưới tên và cờ này.
 
Tuy nhiên, lá cờ đôi khi không được báo chí công nhận. Tại Thế vận hội Mùa đông tại Albertville, Pháp năm 1992, hãng truyền hình Mỹ CBS đã dùng quốc kỳ THDQ với mã chính thức TPE. Trong Thế vận hội Mùa hè 2004, website của Liên hiệp Bóng chày Úc dùng quốc kỳ THDQ để chỉ đến nước này. Một số hệ thống tin tức cũng dùng quốc kỳ THDQ thay vì cờ Trung Hoa Đài Bắc.
Dòng 18:
Cái tên "Trung Hoa Đài Bắc" đã tràn lan vào nhiều lĩnh vực khác. Trong các website chính thức của các sân bay như của [[Sân bay quốc tế Los Angeles]] và [[Sân bay quốc tế San Francisco]], các chuyến bay từ và đến [[Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan]] đều được liệt kê là "Đài Bắc, Trung Hoa Đài Bắc". CHNDTH cũng đã gây áp lực cho một số tổ chức tôn giáo gọi Đài Loan là "Trung Hoa Đài Bắc".
 
Năm 2000, chính phủ CHNDTH gây áp lực cho tổ chức [[Hoa hậu Hoàn vũ]] đổi tên cuộc thi Hoa hậu Đài Loan 2000 thành "Hoa hậu Trung Hoa Đài Bắc". Ba năm sau tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tại [[Panama]], hai hoa hậu Trung Quốc và Đài Loan chính thức tranh giải lần đầu tiên, khiến chính phủ CHNDTH một lần nữa đòi hỏi Hoa hậu Đài Loan dùng danh hiệu "Hoa hậu Trung Hoa Đài Bắc". Trong một hình ảnh nổi tiếng trong cuộc thi này, hoa hậu Đài Loan [[Trần Tư Vũ]] khóc khi phải giữ hai khăn quàng vai. Ngày nay, cả hai tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ và [[Hoa hậu Thế giới]] đều không cho phép thí sinh Đài Loan dùng danh hiệu Đài Loan. Năm 2005, tổ chức [[Hoa hậu Trái Đất|Hoa hậu Trái đất]] lúc đầu cho phép thí sinh [[Yi Fan Lin]] dự thi dưới danh hiệu "Hoa hậu Đài Loan", nhưng khoảng một tuần sau khi cuộc thi bắt đầu thì khăn quàng vai của cô được đổi thành "Taiwan ROC" ("Đài Loan THDQ"). Hai chính quyền CHNDTH và THDQ không có ý kiến về việc này.
 
[[Tập tin:Chinese Taipei Football Flag.svg|250px|nhỏ|Cờ bóng đá Trung Hoa Đài Bắc]]
Dòng 32:
Mỗi khi nhắc đến Đài Loan, [[Liên Hiệp Quốc]] dùng danh hiệu "Taiwan, Province of China" ("Đài Loan, tỉnh của Trung Quốc"). Tên gọi này cũng được một số trang web trên mạng dùng để viết địa chỉ.
 
Trong các tổ chức khác như trong [[Tổ chức Thương mại Thế giới]] (WTO), tên "Separate Customs Territory of Taiwan, Penghu, Kinmen and Matsu" ("Lãnh thổ Thuế quan riêng của Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ") được dùng cho Đài Loan, nhưng tên gọi "Trung Hoa Đài Bắc" được dùng không chính thức vì tên chính thức quá cồng kềnh. Là một thành viên sáng lập cho [[Ngân hàng Phát triển châu Á|Ngân hàng Phát triển Châu Á]], THDQ đã tham gia trong tổ chức này dưới tên "Trung Hoa Dân Quốc" cho đến khi CHNDTH gia nhập năm 1986; vì áp lực từ CHNDTH, Ngân hàng Phát triển Châu Á nay dùng tên "Đài Bắc, Trung Quốc" cho THDQ.
 
[[Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới]] là một trong ít tổ chức quốc tế vẫn dùng tên "China" ("Trung Quốc") để chỉ đến THDQ (Đài Loan). Lý do là tổ chức [[hướng đạo]] bị cấm hoạt động tại CHNDTH. Các đồng minh của THDQ cũng vẫn gọi nó là "Trung Quốc": một ví dụ là trong tang lễ của [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II|Gioan Phaolô II]], Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc [[Trần Thủy Biển]] được ngồi giữa Đệ nhất phu nhân Brasil và tổng thống Cameroon, vì là nguyên thủ của nước "Chine".
 
== Chú thích ==
Dòng 41:
== Xem thêm ==
* [[Đài Loan (Trung Quốc)]]
* [[Vị thế chính trị Đài Loan|Vị thế chính trị của Đài Loan]]
 
== Liên kết ngoài ==