Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung đội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 38 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q304673 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 10:
Cho đến thời điểm 2008, một trung đội [[bộ binh]] (ký hiệu là '''bBB''') của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] vẫn giữ phiên chế tổng thể từ thời [[Chiến tranh Việt Nam]]:
 
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, một trung đội bộ binh đủ quân gồm 3 tiểu đội bộ binh 9 người, do một trung đội trưởng và một phó trung đội trưởng chỉ huy. Tổng quân số 29 người. Tiểu đội bộ binh gồm 3 tổ chiến đấu, trang bị 6 [[AK-47]], 1 [[RPD-44]], 1 [[B40|RPG-2]] và 1 [[Súng chống tăng B41|RPG-7]]. RPG-2 được coi là một khẩu súng đa năng cho các mục tiêu thiết giáp, công sự, công trình... đặc biệt là chống sinh lực với cách bắn riêng, rất hiệu quả.
 
Từ cuối năm 1974, kinh nghiệm từ các mặt trận cho thấy hiệu quả chống sinh lực và tính cơ động cao của súng phóng lựu [[M79]], và với số lượng lớn súng đạn chiến lợi phẩm thu được. M79 dần dần thay thế RPG-2. Tuy nhiên sau khi kết thúc [[Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam]], do lính phóng lựu bắn vô tội vạ và không có nguồn bổ sung, số lượng đạn dự trữ cho M79 giảm mạnh buộc việc trang bị súng này phải đình hoãn, việc sử dụng bị giới hạn chặt chẽ. Tỷ lệ RPG-2 trang bị trong quân đội còn rất nhiều và tăng trở lại. Phải đến sau thập niên 90, [[Tổng cục Kỹ thuật]] tiến hành nghiên cứu và chế tạo thành công M79 và đạn M386 HE, việc trang bị M79 mới được tiếp tục.
Dòng 18:
Có một số lượng lớn [[AK-74|AK-74/S-74/74M]] được mua với giá rẻ từ [[Nga]] và [[Đông Âu]] từ năm 2001 trở đi, tuy nhiên số súng này vẫn chưa được trang bị, vẫn còn nằm trong các tổng kho.
 
Trải qua nhiều thập niên, phiên chế trung đội bộ binh vẫn chưa có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên phiên chế tổ tam tam trên vẫn được coi là gọn nhẹ và hiệu quả, với 20 súng trường tiến công AKM, 3 súng máy dây băng cá nhân RPD, 3 súng phóng lựu M79 và 3 súng chống tăng RPG-7V. Hơn nữa đây là phiên chế đã được cọ sát qua các cuộc chiến tranh ác liệt, đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Một số thành phần phối thuộc mới xuất hiện sau [[Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979|Chiến tranh biên giới Việt-Trung]] gồm tổ điện đài vô tuyến (từ tiểu đội điện đài vô tuyến dã chiến của đại đội, do việc trang bị rộng rãi các máy thông tin vô tuyến sóng cực ngắn công suất thấp [[AN/PRC-25|AN/PRC-25A]] của [[Hoa Kỳ|Mỹ]], và sau này là [[R-158]] của [[Liên Xô]]), nhân viên quân y dã chiến (từ tổ quân y dã chiến của đại đội), các nhân viên công vụ (bình thường là 2 người, làm truyền tin viên trong thời chiến và kiêm tạp vụ trong thời bình), và xạ thủ bắn tỉa trung đội (trang bị súng trường bắn tỉa [[Dragunov SVD|SVD]] hoặc [[PSL]]). Hiện tại xạ thủ bắn tỉa chỉ được phiên chế thí điểm ở một vài đơn vị bộ binh làm nhiệm vụ hỏa lực đặc biệt cấp trung đội. Đó là một số binh sĩ trong đại đội có trình độ ngắm tốt, được huấn luyện riêng với súng trường bắn tỉa SVD, PSL và loại cũ hơn là [[Mosin- Nagant|Mosin-Nagant M91/30 PEM]].
 
Trong trung đội thường được biên chế 31 đến 32 người và thành 3 tiểu đội. Mỗi tiểu đội thường chia làm 3 tổ đội (gọi cách khác là tổ 3 người) mỗi tiểu đội đc biên chế 1 tiểu dội trưởng . Như vậy trong tiểu đội có 3 tổ = 9 +1 tiểu đội trưởng = 10 . Trung đội co 3 tiẻu đội = 30+ 1 trung đội trưởng =31 , nếu có trung dội phó thì 31+ 1 = 32. trung đội trưởng làm nhiệm vụ huấn luyện, trung đội phó làm công tác hậu cần...