Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Quý Cáp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q7849251 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Trần Quý Cáp''' ([[Chữ Trung Quốc|chữ Hán]]: 陳貴合, [[1870]] - [[1908]]), tự '''Dã Hàng''', '''Thích Phu''', hiệu là '''Thái Xuyên'''. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Thái La, làng Bát Nhị, huyện [[Điện Bàn]], tỉnh [[Quảng Nam]]. Lúc tuổi trẻ, ông đã nổi tiếng là một trong sáu học trò lỗi lạc của cụ Đốc học Mã sơn Trần Đình Phong tại trường Thanh Chiêm cùng với [[Phạm Liệu]], [[Nguyễn Đình Hiến]], [[Phan Châu Trinh]], [[Huỳnh Thúc Kháng]], và [[Phan Quang]]. Ông tham gia [[phong trào Duy Tân]] chống Pháp, sau đó bị bắt giam và vào năm 1908, ông chịu án chém ngang lưng. Hiện nay vẫn còn đền thờ ông ở thị trấn Diên Khánh, huyện [[Diên Khánh]], [[Khánh Hòa]].
 
== Tiểu sử ==
Trần Quý Cáp người làng Bất Nhị, thuộc tỉnh [[Quảng Nam]] (Trung Phần), hiệu là Thái Xuyên. Mặc dù ông thông minh, học giỏi nhưng lại lận đận trong khoa trường. Năm [[1903]] ông vẫn còn Tú tài trong khi các bạn đồng môn người thì Tiến sĩ, kẻ thì [[Phó bảng]], hay [[Cử nhân (định hướng)|Cử nhân]]. Mãi đến năm [[1904]] ông mới được đặc cách cho [[thi Hội]] rồi [[thi Đình]], đỗ [[Tiến sĩ]] khoa Giáp Thìn, cùng khoa với [[Huỳnh Thúc Kháng]] và [[Đặng Văn Thụy]].<ref>Ở khoa này, trong kì thi Hội, Huỳnh Thúc Kháng đỗ Hội Nguyên, Trần Quý Cáp thứ hai, Đặng Văn Thuỵ thứ ba. Nhưng tại kì thi Đình, Đặng Văn Thụy đỗ Đình nguyên, đứng đầu Đệ nhị giáp, Trần Quý Cáp đứng đầu Đệ tam giáp, còn Huỳnh Thúc Kháng tụt xuống, sau Trần Quý Cáp và một người nữa. Nhân sự kiện này, [[Đào Nguyên Phổ]] có câu đối chúc mừng Trần Quý Cáp:
:''Đỗ Tiến sĩ dễ ợt, đỗ cử nhân khó khăn, đè đè đỡ đỡ, muôn việc do quyền tạo hoá''
:''Đè Hội nguyên ở Đình, đè Đình nguyên ở Hội, vinh vinh quí quí, cần gì phải chiếm khôi khoa''.
Theo [http://vietbao.vn/The-gioi/Chi-si-Tran-Quy-Cap-voi-ban-an-Mac-tu-huu/45174813/162/ Chí sĩ Trần Quý Cáp với bản án "Mạc tu hữu"]</ref>
 
Là một người cầu tiến và vì chịu ảnh hưởng của các học giả Trung Hoa là [[Lương Khải Siêu]], [[Khang Hữu Vi]], ông cực lực đả kích lối từ chương khoa cử, đề nghị một lối học mới có tinh thần cứu quốc. Năm 1905, ông cùng với các đồng chí là [[Phan Châu Trinh|Phan Chu Trinh]], [[Huỳnh Thúc Kháng]] định vào Nam hô hào công cuộc [[Duy Tân]].
 
Tới [[Bình Định]] gặp lúc quan tỉnh mở kỳ thi khảo hạch, ra đầu bài thơ là ''Chí thành thông thánh'' và bài phú ''Danh sơn Lương Ngọc'', cả 3 ông định nhân dịp cổ động việc nước, liền nộp quyển làm bài. Những bài của 3 ông khiến quan tỉnh phải điên đầu, báo cáo về triều đình Huế để quyết định.