Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Quýnh Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 7 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q714677 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 9:
}}
 
'''Trần Quýnh Minh''' ([[chữ Hán giản thể|giản thể]]: 陈炯明; [[chữ Hán phồn thể|phồn thể]]: 陳炯明; [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Chén Jiǒngmíng; [[Việt bính|Jyutping]]: Can4 Gwing2ming4, [[HKGCR]]: Chan Kwing Ming, [[Postal]]: Chen Kiung-Ming, [[Wade-Giles|Wade–Giles]]: Chen Chiung-Ming) là một quân phiệt trong thời kỳ đầu [[Trung Hoa Dân Quốc]].
 
==Tiểu sử==
Dòng 19:
Quan hệ giữa 2 bên ngày càng xấu đi khi Tôn trở thành "Tổng thống đặc biệt", trái với Ước pháp lâm thời. Chính Trần là người mời [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] tới Quảng Đông bất chấp sự phản đối của Tôn rằng những người cộng sản có thể ảnh hưởng xấu đến cách mạng quốc dân. Sau [[Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ 2]] năm 1922, một phong trào đòi thống nhất Nam Bắc nổ ra, đòi cả Tôn và [[Từ Thế Xương]] từ chức để đưa [[Lê Nguyên Hồng]] lên làm Tổng thống Dân Quốc thống nhất. Trần rất ủng hộ kế hoạch này nhưng Tôn lo ngại rằng chính phủ mới rồi cũng chỉ là bù nhìn của [[Trực hệ]].
 
[[Tôn Dật Tiên]] và Trần Quýnh Minh sớm trở mặt với nhau do vấn đề tiếp tục [[Bắc phạt|Chiến tranh Bắc phạt]]. Tôn cho rằng cuộc Bắc phạt đã bắt đầu với việc chiếm được Quảng Tây. Từ đó, ông muốn Trần tiến vào Hồ Nam. Sau khi [[Ngô Bội Phu]] của [[Trực hệ]], đang nắm quyền tại [[Bắc Kinh]], tái tổ chức lực lượng tại phương Nam, Trần rời bỏ Tôn. Bất ngờ nổi loạn chống lại [[Quốc Dân Đảng (định hướng)|Quốc dân đảng]] năm 1922, Trần cho quân tấn công dinh cơ của Tôn và phủ Tổng thống, buộc Tôn phải trốn lên một chiến hạm và trì hoãn kế hoạch Bắc phạt.
 
Được sự giúp sức của [[Đường Kế Nghiêu]], Quốc dân đảng tái chiếm Quảng Châu năm 1923. Trần chạy ra Huệ Châu, phía đông Quảng Đông, sau khi quân đội của Tôn đánh bại ông. Từ năm 1923-1925, chính phủ Quảng Đông tổ chức 2 chiến dịch Đông chinh để tiêu diệt ông, và ông phải trốn sang Hồng Kông sau khi tàn quân của ông bị quét sạch vào năm 1925. Ông trở thành đồng minh của Đường Kế Nghiêu, sau khi Đường bị đuổi khỏi Quốc dân đảng sau [[Chiến tranh Điền-Quế]]. Ông cũng được bầu làm Thủ tướng của [[Đảng trí công Trung Quốc]], Đường là phó. Từ [[Hồng Kông]], ông chỉ trích hệ thống độc đảng của chính phủ Quốc dân và tiếp tục ủng hộ chế độ liên bang đa đảng. Sau khi Nhật Bản xâm lược [[Mãn Châu]], ông công kích chế độ [[Tưởng Giới Thạch]] là không chịu kháng Nhật và tổ chức tẩy chay hàng Nhật. Ông mất vì sốt phát ban ngày 22 tháng 9, 1933.
Dòng 27:
[[Hình:chenjiongming.jpg|nhỏ|trái|]]
 
Trần bị cả [[Quốc Dân Đảng (định hướng)|Quốc dân đảng]] lẫn [[Đảng cộng sản|Đảng Cộng sản]] coi là kẻ phản bội vì nổi dậy chống lại [[Tôn Dật Tiên]] vào năm 1922. Quốc dân đảng nhanh chóng xuất bản các tác phẩm về Trần để phê phán ông. Những người cộng sản từng liên minh với Tôn và vẫn coi ông như người khơi mào cho Cách mạng Trung Hoa, và do đó tiếp tục đánh giá Trần là một phần tử phản cách mạng.
 
Đảng của Trần bảo vệ danh dự của ông như một nhà cách mạng và dân chủ chân chính bằng cách chỉ ra sự loạn lạc, bi kịch và nạn tham nhũng do chế độ độc đảng tập quyền gây ra. Sau khi [[Đảng trí công Trung Quốc]] tham gia vào mặt trận thống nhất do [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] lập ra, vai trò của Trần bị xóa nhòa trong lịch sử của đảng này. Ngoài gia đình ông, người bảo vệ ông mạnh mẽ nhất là tác gia Trung Hoa [[Lý Ngao]].