Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tấn Cung Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 7 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q7404 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 13:
| nhiếp chính =
| kế nhiệm = triều đại diệt vong
| hoàng tộc = [[Nhà Tấn|Nhà Đông Tấn]]
| kiểu hoàng tộc = Triều đại
| tên đầy đủ = Tư Mã Đức Văn (司馬德文)
Dòng 25:
| miếu hiệu = không
| thụy hiệu = Cung Hoàng đế (恭皇帝)
| cha = [[Tấn Hiếu Vũ Đế|Tư Mã Diệu]]
| mẹ = [[Trần Quy Nữ]] (陳歸女)
| sinh =[[386]]
Dòng 34:
| nơi an táng =lăng Xung Bình (冲平陵)
}}
'''Tấn Cung Đế''' ({{Zh|s=晋恭帝|t=晉恭帝|p=Jìn Gōngdì}}) (386–421), tên thật là '''Tư Mã Đức Văn''' (司馬德文) là vị Hoàng đế cuối cùng của [[nhà Tấn]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông trở thành hoàng đế vào năm 419 sau khi người anh trai là [[Tấn An Đế|An Đế]] bị [[Lưu Tống Vũ Đế|Lưu Dụ]] giết chết, và trong thời gian ông trị vì, quyền lực trên thực tế nằm trong tay Lưu Dụ. Năm 420, dưới sức ép của Lưu Dụ, ông đã phải nhường ngôi cho Lưu Dụ, triều đại Tấn đến đây kết thúc. Lưu Dụ thành lập [[Lưu Tống]], và đến năm 421, do Lưu Dụ tin rằng vị Hoàng đế Tấn trước đây tạo mối đe dọa cho quyền lực của mình nên đã cho giết chết Tư Mã Đức Văn.
 
==Đầu đời==
Dòng 44:
Trong giai đoạn đầu An Đế trị vì, Tức Mã Đức Văn nhận thêm được các chức vụ kính cẩn, song có ít quyền lực thực tế, quyền lực ban đầu nằm trong tay của thúc phụ, Hội kê vương [[Tư Mã Đạo Tử]] (司馬道子), và sau đó là con trai ông ta là [[Tư Mã Nguyên Hiển]] (司馬元顯). Sau khi Tư Mã Nguyên Hiển bị lật đổ, quyền lực lại rơi vào tay quân phiệt [[Hoàn Huyền]] năm 402.
 
Năm 403, Hoàn Huyền buộc An Đế phải nhường ngôi lại chô ông ta, tạm thời chấm dứt triều Tấn. Hoàn Huyền lập nên nước Sở mới, An Đế bị giáng làm Bình Cố vương còn Tư Mã Đức Văn bị giáng tước hiệu thành "công", song hai người vẫn được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, đến năm 404, một cuộc nổi loạn của [[Lưu Tống Vũ Đế|Lưu Dụ]] đã dẫn đến việc Hoàn Huyền bị diệt và An Đế được phục vị. Tuy vậy, sau đó An Đế và Tư Mã Đức Văn lại nằm trong tay của cháu trai Hoàn Huyền là [[Hoàn Chấn]] (桓振), Hoàn Chấn từng nghĩ đến việc hành quyết An Đế để trả thù cho con trai của Hoàn Huyền là Hoàn Thăng (桓昇), là người đã bị quân nổi loạn giết chết. Tư Mã Đức Văn đã cầu xin, giải thích rằng cả ông và An Đế đều không liên quan đến cái chết của Hoàn Thăng, Hoàn Chấn vì thế tha cho An Đế. Đầu năm 405, Hoàn Chấn bị đánh bại, An Đế và Tư Mã Đức Văn trở về kinh thành [[Kiến Khang]], song lúc này quyền lực thật sự nằm trong tay Lưu Dụ, người lãnh đạo cuộc nổi loạn.
 
Thời gian trôi qua, Lưu Dụ dần dần tập trung nhiều quyền lực hơn vào tay mình, tiêu diệt các đối thủ như [[Lưu Nghị]] (劉毅), [[Gia Cát Trường Dân]] (諸葛長民), và [[Tư Mã Hưu Chi]] (司馬休之), trong khi thể hiện sức mạnh thông qua các chiến dịch tiêu diệt [[Nam Yên]], [[Thục Hán|Tây Thục]], và [[Hậu Tần]]. Tư Mã Đức Văn tiếp tục mang các chức vụ vinh dự song có ít quyền lực thực tế trong thời gian này. Năn 416, trong chiến dịch của Lưu Dụ nhằm chống lại Hậu Tần, Tư Mã Đức Văn đã xin được đảm nhiệm một chức vụ tại [[Lạc Dương]], nơi vừa chiếm được từ Hậu Tần, để khôi phục các lăng mộ hoàng tộc vào thời Tây Tấn song không rõ ông đã đảm nhiệm chức vụ gì. Ông trở về Kiến Khang năm 418 sau khi Lưu Dụ đánh bại Hậu Tần.
 
Cuối năm đó, Lưu Dụ có ý muốn đoạt ngôi song lại tin vào một lời nguyền rằng "Có hai hoàng đế nữa sau Xương Minh" (''Xương Minh'', nghĩa là "bình minh," là [[tên chữ|tự]] của Hiếu Vũ Đế), nên đã âm mưu giết chết An Đế và đưa Tư Mã Đức Văn lên kế vị. Tuy nhiên, do Tư Mã Đức Văn liên tục ở bên hoàng huynh, những kẻ ám sát do Lưu Dụ cử đến để đầu độc An Đế đã không có cơ hội ra tay. Tuy nhiên, vào tết năm 419, Tư Mã Đức Văn bị ốm và phải ở tại phủ của mình, sát thủ của Lưu Dụ là [[Vương Thiều Chi]] (王韶之) đã thừa cơ giết chết An Đế. Lưu Dụ sau đó lập Tư Mã Đức Văn làm hoàng đế, trở thành Cung Đế.