Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Nevada (BB-36)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 15 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1328905 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 60:
''Nevada'' đã phục vụ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới: trong những tháng cuối cùng của [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]], ''Nevada'' đặt căn cứ tại [[vịnh Bantry|vịnh Bantry, Ireland]] để bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi và đến nước [[Anh]]. Trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]], nó là một trong những thiết giáp hạm bị kẹt lại bên trong vịnh khi [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Hải quân Nhật]] [[Trận Trân Châu Cảng|tấn công Trân Châu Cảng]]. Nó là chiếc thiết giáp hạm duy nhất di chuyển được trong cuộc tấn công, khiến cho nó trở thành "điểm sáng duy nhất trong ngày ảm đạm và suy sụp đó" của nước Mỹ.<ref name="bonner101">Bonner (1996), trang 101</ref> Dù vậy, nó vẫn bị đánh trúng một quả [[ngư lôi]] và ít nhất sáu trái bom trong khi di chuyển ra khỏi nơi neo đậu hàng thiết giáp hạm, buộc nó phải tự mắc cạn gần bờ. Sau khi được trục vớt và hiện đại hóa tại [[xưởng hải quân Puget Sound]], ''Nevada'' phục vụ trong việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Đại Tây Dương, và yểm trợ hỏa lực cho nhiều cuộc tấn công đổ bộ tại [[Trận Normandie|Normandie]] và tại [[Chiến dịch Dragoon|miền Nam nước Pháp]]; trong [[trận Iwo Jima]] và [[trận Okinawa]] tại [[Chiến tranh Thái Bình Dương|mặt trận Thái Bình Dương]].
 
Sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Hải quân Mỹ đánh giá chiếc ''Nevada'' đã quá cũ để có thể giữ lại, nên họ đã dùng nó như một mục tiêu trong các cuộc [[thử nghiệm nguyên tử]] được thực hiện tại [[đảo san hô vòng Bikini|đảo san hô Bikini]] vào [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1946]] ([[Chiến dịch Crossroad]]). Sau khi chịu đựng hai trái [[vũ khí hạt nhân|bom nguyên tử]], nó vẫn có thể nổi được nhưng bị hư hại và bị nhiễm phóng xạ nặng nề. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày [[29 tháng 8]] năm [[1946]] và bị đánh chìm trong một cuộc thực tập tác xạ pháo hải quân vào ngày [[31 tháng 7]] năm [[1948]].
 
== Thiết kế và chế tạo ==
Dòng 98:
Cùng với chiếc [[USS Arizona (BB-39)|''Arizona'']], ''Nevada'' đại diện cho Hoa Kỳ nhân dịp triển lãm Một trăm năm Peru vào [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1921]].<ref name="bonner102-103">Bonner (1996), trang 102–103</ref> Một năm sau đó, cùng với chiếc [[USS Maryland (BB-46)|''Maryland'']], nó quay trở lại Nam Mỹ để hộ tống cho chiếc tàu chở khách ''Pan America'' cùng với [[Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ|Ngoại trưởng]] [[Charles Evans Hughes]] trên tàu; tất cả cùng tham gia Lễ kỷ niệm Một trăm năm Độc lập Brazil tại [[Rio de Janeiro]] diễn ra từ ngày [[5 tháng 9|5]] đến ngày [[11 tháng 9]] năm [[1922]].<ref name=DANFS/><ref>{{chú thích báo| date = 23 tháng 8 năm 1922| title = War Radio Service For Hughes On Trip | work= The New York Times| page = 30| url = http://query.nytimes.com/mem/archive-free/pdf?res=9E0DE0D61339EF3ABC4B51DFBE668389639EDE|format=PDF}}</ref><ref>{{chú thích báo| date = 6 tháng 9 năm 1922| title = Hughes Arrives at Rio | work= The New York Times| page = 14| url = http://query.nytimes.com/mem/archive-free/pdf?res=9C00E6DA1039EF3ABC4E53DFBF668389639EDE|format=PDF}}</ref> Ba năm sau, từ [[tháng bảy|tháng 7]] đến [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1925]], ''Nevada'' tham gia “chuyến đi hữu nghị” của Hạm đội Hoa Kỳ đến [[Úc|Australia]] và [[New Zealand]]. Trong chuyến đi này, những con tàu chỉ có được những dịp tiếp tế hạn chế nhưng cũng thực hiện được chuyến đi đến tận Australia và quay về mà không bị trễ hạn.<ref name="bonner103">Bonner (1996), trang 103</ref> Điều này đã chứng tỏ cho các nước đồng minh và Nhật Bản khả năng của Hải quân Hoa Kỳ có thể thực hiện các chiến dịch vượt qua Thái Bình Dương<ref name=DANFS/> và đối đầu cùng [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] ngay tại vùng biển nhà của họ,<ref name="bonner103"/> nơi mà cả người Nhật lẫn [[Kế hoạch chiến tranh Cam|kế hoạch chiến tranh của Hoa Kỳ]] đều dự đoán rằng "trận chiến quyết định", nếu có, sẽ diễn ra.<ref name="Miller">{{chú thích sách|last=Miller|first=Edward S.|title=War Plan Orange: The U.S. Strategy to Defeat Japan, 1897–1945|publisher=United States Naval Institute Press|location=Annapolis, MD|year=1991|isbn=0870217593}}</ref>
 
Sau chuyến đi, ''Nevada'' được hiện đại hóa tại [[xưởng hải quân Norfolk]] từ [[tháng tám|tháng 8]] năm [[1927]] đến [[tháng một|tháng 1]] năm [[1930]], thay đổi kiểu cột buồm dạng "giỏ" thành kiểu cột buồm dạng “ba chân”<ref name="USN Ships">{{chú thích web|url=http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-n/bb36.htm |title=USS Nevada (Battleship # 36, later BB-36), 1916-1948 |accessdate=1 tháng 9 năm 2008|dateformat=dmy|year=2007 |publisher=Naval Historical Center}}</ref> và các [[tuốc bin hơi nước|turbine hơi nước]] được thay thế bằng linh kiện lấy từ chiếc thiết giáp hạm [[USS North Dakota (BB-29)|''North Dakota'']] vốn vừa được gạch tên khỏi [[Đăng bạ Hải quân|Danh sách Đăng bạ]].<ref name="Global Security"/> Ngoài ra, nhiều thay đổi và bổ sung khác nhau cũng được thực hiện: các khẩu pháo chính của nó có góc nâng được tăng lên đến 30 độ cho phép tăng tầm bắn từ 21&nbsp;km (23.000 yard) lên 31&nbsp;km (34.000 yard), đai giáp chống [[ngư lôi]] được bổ sung trong khi sáu nồi hơi được bố trí lại để dành chỗ cho các đai giáp này, hai [[máy phóng máy bay|máy phóng]] được bổ sung dành cho ba chiếc [[máy bay trinh sát]] [[máy bay cánh kép|cánh kép]] Vought [[Vought O2U Corsair|O2U-3 Corsair]],<ref name=AmerBB65>Morison and Polmar (2003), trang 65</ref> tám khẩu pháo phòng không [[pháo phòng không 127 mm (5")/25 caliber|127 mm (5")/25 caliber]] được bổ sung,<ref name="Breyer"/> một thiết kế cấu trúc thượng tầng mới được trang bị, và dàn pháo hạng hai [[5"/51 caliber gun|5"/51 caliber]] của nó được bố trí lại<ref name="USN Ships"/> tương tự như kiểu sắp xếp trên lớp thiết giáp hạm mới [[New Mexico (lớp thiết giáp hạm)|''New Mexico'']].<ref name=AmerBB65/> Sau đó ''Nevada'' phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương trong mười một năm tiếp theo sau.<ref name="USN Ships"/>
 
=== Tấn công Trân Châu Cảng ===