Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Yorktown (CV-5)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 21 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q311245 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 35:
}}
{{Infobox ship characteristics
|Ship class=[[Yorktown (lớp tàu sân bay)|Lớp tàu sân bay Yorktown]]
|Ship displacement= 19.800 tấn (tiêu chuẩn); 25.500 tấn (đầy tải)
|Ship length=234,7 m (770 ft) mực nước <br/> 251,4 m (824 ft 9 in) chung
Dòng 56:
|}
 
Chiếc '''USS ''Yorktown'' (CV-5)''', là một [[tàu sân bay]] của [[Hải quân Hoa Kỳ]]. Tên nó được dùng để đặt cho [[Yorktown (lớp tàu sân bay)|Lớp tàu sân bay Yorktown]], và là một trong những tàu sân bay chủ lực của Mỹ trong giai đoạn đầu của [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế Chiến II]] tại [[Chiến tranh Thái Bình Dương|Mặt trận Thái Bình Dương]], và đã bị máy bay Nhật đánh chìm ngày [[7 tháng 6]] năm [[1942]] trong [[trận Midway]].
 
== Mô tả ==
''Yorktown'' được đặt lườn vào ngày [[21 tháng 5]] năm [[1934]] tại xưởng đóng tàu [[Northrop Grumman]] ở [[Newport News, Virginia]]; được hạ thủy vào ngày [[4 tháng 4]] năm [[1936]]; được đỡ đầu bởi [[Eleanor Roosevelt]]; và được đưa vào hoạt động tại căn cứ hải quân [[Norfolk, Virginia]] vào ngày [[30 tháng 9]] năm [[1937]] dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng [[Ernest D. McWhorter]].
 
Sau khi được trang bị, chiếc tàu sân bay tiến hành huấn luyện tại [[Hampton Roads, Virginia]] và tại các khu vực thực hành ngoài khơi [[Virginia]] cho đến [[tháng một|tháng 1]] năm [[1938]], thực hiện đạt chuẩn tàu sân bay cho các phi đội mới được bố trí.
 
== Các vai trò ban đầu ==
''Yorktown'' khởi hành hướng về [[biển Caribe|biển Caribbe]] vào ngày [[8 tháng 1]] năm [[1938]] và đến [[Culebra]], [[Puerto Rico]], vào ngày [[13 tháng 1]]. Trong tháng tiếp theo, chiếc tàu sân bay tiến hành chạy thử ngang qua [[Charlotte Amalie]], [[Saint Thomas]], [[quần đảo Virgin]]; [[Gonaïves]], [[Haiti]]; [[vịnh Guantánamo]], [[Cuba]], và [[Cristóbal]] thuộc khu vực [[kênh đào Panama]]. Rời [[vịnh Colon]], Cristobal ngày [[1 tháng 3]], ''Yorktown'' hướng về Hampton Roads, đến nơi ngày [[6 tháng 3]], và chuyển về [[xưởng hải quân Norfolk]] ngày hôm sau để được hiệu chỉnh sau chạy thử.
 
Sau khi được sửa chữa suốt đầu mùa Thu năm [[1938]], ''Yorktown'' được chuyển đến Norfolk vào ngày [[17 tháng 10]], và không lâu sau hướng đến các khu vực thực hành để tiến hành huấn luyện.
 
Cho đến năm [[1939]] ''Yorktown'' hoạt động ngoài khơi bờ biển phía Tây, trãi dài từ [[vịnh Chesapeake]] đến vịnh Guantanamo. Là [[soái hạm|kỳ hạm]] của [[Đội tàu sân bay 2]], nó tham gia cuộc tập trận giả đầu tiên của nó - [[Vấn đề Hạm đội XX]] – cùng với chiếc tàu sân bay chị em [[USS Enterprise (CV-6)|''Enterprise'']] vào [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1939]]. Kịch bản của cuộc tập trận yêu cầu hạm đội kiểm soát các tuyến đường hàng hải trong vùng biển Caribbe chống lại sự xâm lấn của một thế lực từ [[Châu Âu]] trong khi vẫn duy trì sức mạnh hải quân cần thiết để bảo vệ các quyền lợi sống còn của Mỹ ở [[Thái Bình Dương]]. Cuộc cơ động được chứng kiến một phần bởi [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]] [[Franklin D. Roosevelt|Franklin Delano Roosevelt]] có mặt trên chiếc [[tàu tuần dương]] hạng nặng [[USS Houston (CA-30)|''Houston'']].
 
Việc đánh giá các hoạt động cho thấy hoạt động của các tàu sân bay – một phần của kịch bản cho các cuộc tập trận hằng năm kể từ khi đưa chiếc tàu sân bay [[USS Langley (CV-1)|''Langley'']] tham gia các cuộc tập trận giả vào năm [[1925]] – đạt đến một đỉnh cao hiệu quả mới. Cho dù những chiếc ''Yorktown'' và ''Enterprise'', những “lính mới” của hạm đội, còn kém kinh nghiệm, cả hai chiếc tàu sân bay đã góp phần đáng kể vào thành công của cuộc tập trận. Các nhà kế hoạch đã nghiên cứu việc sử dụng các tàu sân bay và các phi đội phối thuộc vào các nhiệm vụ hộ tống tàu vận tải, phòng thủ chống tàu ngầm và nhiều biện pháp khác nhau tấn công các tàu nổi và các cơ sở trên bờ. Tóm lại, họ đã làm việc để phát triển chiến thuật sẽ được sử dụng một khi chiến tranh thực sự diễn ra.
 
== Hạm đội Thái Bình Dương ==
Sau cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XX, ''Yorktown'' quay lại Hampton Roads một thời gian ngắn trước khi khởi hành hướng sang [[Thái Bình Dương]] vào ngày [[20 tháng 4]] năm [[1939]]. Đi ngang [[kênh đào Panama]] một tuần sau đó, ''Yorktown'' tham gia các hoạt động thường xuyên cùng [[Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ|Hạm đội Thái Bình Dương]]. Hoạt động ngoài khơi [[San Diego|San Diego, California]] cho đến năm [[1940]], chiếc tàu sân bay tham gia cuộc tập trận [[Vấn đề Hạm đội XXI]] vào [[tháng tư|tháng 4]] năm đó. ''Yorktown'' là một trong sáu tàu chiến đầu tiên được trang bị loại [[ra đa|radar]] [[RCA]] [[CXAM radar|CXAM]] trong năm [[1940]].<ref name="RADAR"/>
 
Vấn đề Hạm đội XXI, một cuộc tập trận chia làm hai phần, bao gồm một số hoạt động tiêu biểu cho một cuộc chiến tranh trong tương lai tại Thái Bình Dương. Phần thứ nhất của cuộc tập trận dành cho việc huấn luyện lập kế hoạch và ước lượng; việc che chắn bảo vệ và trinh sát; việc phối hợp cùng các đơn vị chiến đấu; và trong việc sử dụng hạm đội và bố trí chuẩn. Phần thứ hai bao gồm việc huấn luyện bảo vệ đoàn tàu vận tải, việc chiếm giữ các căn cứ tiền phương, và cuối cùng là trận giao chiến quyết định giữa hai hạm đội đối địch. Là cuộc tập trận cuối cùng thuộc loại này trước chiến tranh, Vấn đề Hạm đội XXI cũng bao gồm hai cuộc thực hành (tương đối nhỏ vào thời đó) nơi mà các hoạt động không lực đóng một vai trò then chốt. Bài tập Hạm đội liên hợp Không lực 114A đã đoán trước được nhu cầu cần phối hợp các kế hoạch phòng thủ của Lục quân và Hải quân để bảo vệ [[quần đảo Hawaii]]; và Bài tập Hạm đội 114 chứng minh rằng có thể sử dụng những chiếc máy bay để theo dõi từ độ cao các lực lượng trên mặt biển, một vai trò đáng kể dành cho máy bay sẽ được vận dụng tối đa trong cuộc chiến tranh sắp tới.
Dòng 92:
Từng ngày trôi qua và khả năng chiến tranh ngày càng trở nên hiện thực. Tại một nơi khác cũng trong ngày [[30 tháng 10]], hơn một tháng trước khi máy bay Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, chiếc ''U-562'' đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu khu trục [[USS Reuben James (DD-245)|''Reuben James'']] và gây thiệt hại nhân lực nặng nề – là tổn thất tàu chiến Mỹ đầu tiên trong Thế Chiến II.
 
Sau một chuyến Tuần tra Trung lập khác vào [[tháng mười một|tháng 11]], ''Yorktown'' trở về Norfolk vào ngày [[2 tháng 12]] và nó ở đấy khi năm ngày sau khi Mỹ bị lôi kéo vào Thế Chiến II.
 
== Thế Chiến II ==
{{seealso|Thế Chiến II}}
[[Tập tin:CV-5 Yorktown.jpg|nhỏ|trái|''Yorktown'' đang chuẩn bị làm nhiệm vụ, [[tháng sáu|tháng 6]] năm [[1940]].]]
Những tin tức ban đầu từ Thái Bình Dương thật ảm đạm, Hạm đội Thái Bình Dương phải chịu tổn thất đáng kể. Vì những chiếc thiết giáp hạm bị phá hỏng, tầm quan trọng của những chiếc tàu sân bay Hoa Kỳ không bị hư hỏng trở nên lớn lao. Tính đến ngày [[7 tháng 12]], chỉ có ba chiếc trên vùng biển Thái Bình Dương: [[USS Enterprise (CV-6)|''Enterprise'']], [[USS Lexington (CV-2)|''Lexington'']] và [[USS Saratoga (CV-3)|''Saratoga'']]. Trong khi những chiếc [[USS Ranger (CV-4)|''Ranger'']], [[USS Wasp (CV-7)|''Wasp'']] và chiếc [[USS Hornet (CV-8)|''Hornet'']] vừa mới đưa vào sử dụng được giữ lại chiến trường Đại tây Dương, ''Yorktown'' được điều động rời khỏi Norfolk ngày [[16 tháng 12]] năm [[1941]] để tăng cường cho chiến trường Thái Bình Dương. Hàng hỏa lực pháo thứ cấp được bổ sung các khẩu pháo [[pháo Oerlikon 20 mm|Oerlikon 20 mm]]. Nó đến San Diego ngày [[30 tháng 12]] năm [[1941]] và không lâu sau trở thành kỳ hạm của Chuẩn Đô đốc [[Frank Jack Fletcher]], tư lệnh [[Lực lượng Đặc nhiệm TF 17]] mới được thành lập.
 
Nhiệm vụ đầu tiên của chiếc tàu sân bay trên chiến trường này là hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyên chở các lực lượng [[Thủy quân Lụclục chiến Hoa Kỳ|Thủy quân Lục chiến]] đến tăng cường cho [[đảo Samoa]]. Rời San Diego ngày [[6 tháng 1]] năm [[1942]], ''Yorktown'' cùng các tàu phối thuộc bảo vệ cho cuộc chuyển quân của Thủy quân Lục chiến đến [[Tutuila]] và [[Pago Pago]] bổ sung cho các lực lượng hiện có tại đây.
 
Sau khi bảo vệ an toàn cuộc chuyển quân, ''Yorktown'' phối hợp cùng tàu sân bay chị em ''Enterprise'' rời khỏi vùng biển Samoa ngày [[25 tháng 1]]. Sáu ngày sau, Lực lượng Đặc nhiệm TF 8 (xây dựng chung quanh chiếc ''Enterprise'') tách khỏi Lực lượng Đặc nhiệm TF 17 (quanh chiếc ''Yorktown''); TF 8 hướng đến [[quần đảo Marshall]] trong khi TF 17 tiến về [[quần đảo Gilbert]] để cùng tham gia vào một trong những chiến dịch tấn công đầu tiên của lực lượng Mỹ trong cuộc chiến, các trận không kích Marshall-Gilbert.
 
Lúc 05 giờ 17 phút, chiếc ''Yorktown'' – được bảo vệ bởi tàu tuần dương [[USS Louisville (CA-28)|''Louisville'']] và tàu tuần dương hạng nhẹ [[USS St. Louis (CL-49)|''St. Louis'']] cùng bốn khu trục hạm – đã tung ra 11 chiếc [[máy bay ném ngư lôi]] Douglas [[Douglas TBD Devastator|TBD-1 Devastator]] và 17 [[máy bay ném bom bổ nhào]] Douglas [[Douglas SBD Dauntless|SBD-3 Dauntless]] dưới sự chỉ huy của Trung tá [[Curtis W. Smiley]]. Những máy bay này đã tấn công các cơ sở và tàu bè Nhật mà họ thấy được tại [[Jaluit]], nhưng các cơn giông nặng nề đã cản trở việc thực hiện phi vụ, và đã có bảy máy bay bị mất. Các máy bay khác của chiếc ''Yorktown'' đã tấn công các cơ sở và tàu bè Nhật tại các đảo san hô [[đảo san hô Makin|Makin]] và [[đảo san hô Mili|Mili]].
 
Cuộc tấn công trên quần đảo Gilberts thực hiện bởi Lực lượng đặc nhiệm TF17 rõ ràng là một bất ngờ hoàn toàn vì lực lượng Mỹ không gặp phải bất kỳ chiếc tàu đối phương nào. Một chiếc [[thủy phi cơ]] tuần tra [[Kawanishi H6K]] "Mavis" bốn động cơ dự định tấn công các tàu khu trục Mỹ đang được bố trí phía sau trong hy vọng vớt được đội bay những chiếc bị rơi lại trong phi vụ tấn công Jaluit. Hỏa lực phòng không từ nhừng tàu khu trục đã đánh đuổi kẻ xâm nhập trước khi nó có thể gây ra được thiệt hại gì.
Sau đó, một chiếc "Mavis" khác hoặc có thể là chính nó, ló ra khỏi các đám mây thấp ở khoảng cách 13.700 m (15.000 yd) từ chiếc ''Yorktown''. Chiếc tàu sân bay đã giữ lại không sử dụng hỏa lực pháo phòng không để không nhiễu loạn với những chiếc máy bay tiêm kích [[tuần tra chiến đấu trên không]] (CAP). Trong khi đó chiếc "Mavis", bị săn đuổi bởi hai chiếc [[Grumman F4F Wildcat|F4F Wildcat]], đã biến mất trong một đám mây. Trong vòng năm phút, chiếc máy bay tuần tra đối phương ló ra khỏi mây và rơi xuống nước.
 
Mặc dù Lực lượng Đặc nhiệm TF17 được cử ra thực hiện một cuộc tấn công thứ hai vào Jaluit, kế hoạch bị hủy bỏ do mưa giông nặng và trời đã tối. Do đó, lực lượng ''Yorktown'' rút lui khỏi khu vực này.
Dòng 113:
Đô đốc [[Chester Nimitz]] sau này đã cho rằng cuộc không kích Marshalls-Gilberts "có ý tưởng tốt, vạch kế hoạch tốt, và thực hiện một cách xuất sắc." Kết quả đạt được bởi các lực lượng đặc nhiệm TF 8 và TF 17 là đáng kể, Nimitz tiếp tục nêu lên trong báo cáo của ông sau đó, vì các lực lượng đặc nhiệm bị buộc phải thực hiện các cuộc tấn công một cách dò dẫm do thiếu các thông tin tình báo trên các hòn đảo bị Nhật Bản chiếm đóng.
 
''Yorktown'' sau đó quay về Trân Châu Cảng để được tiếp liệu trước khi trở ra khơi vào ngày [[14 tháng 2]], hướng về phía [[biển San Hô|biển Coral]]. Vào ngày [[6 tháng 3]], nó gặp gỡ Lực lượng đặc nhiệm TF 11 - được hình thành chung quanh chiếc ''Lexington'' và dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Wilson Brown]] - và hướng về phía [[Rabaul]] và [[Gasmata]] để tấn công các tàu Nhật ở đây trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của Nhật cũng như yểm trợ việc đổ bộ quân Đồng Minh xuống [[Nouméa]], [[Nouvelle-Calédonie|Tân Caledonia]]. Tuy nhiên, khi hai chiếc tàu sân bay - được bao bọc bởi một lực lượng hùng hậu gồm tám tàu tuần dương hạng nặng kể cả chiếc tàu Australia [[HMAS Australia (D84)|HMAS ''Australia'']] và 14 tàu khu trục - di chuyển về hướng [[New Guinea]], quân Nhật tiếp tục hướng về phía Australia bằng một cuộc đổ bộ vào ngày [[7 tháng 3]] tại [[vịnh Huon]], trong khu vực [[Salamaua]]-[[Lae]] tận cùng phía Đông New Guinea.
 
Tin tức về chiến dịch của quân Nhật đã buộc Đô đốc Brown phải thay đổi mục tiêu của Lực lượng Đặc nhiệm TF 11 từ Rabaul sang khu vực Salamaua-Lae. Sáng ngày [[10 tháng 3]] năm [[1942]], các tàu sân bay Mỹ đã tung những chiếc máy bay của nó từ [[vịnh Papua]]. Các phi đội của chiếc ''Lexington'' cất cánh lúc 07 giờ 49 phút, và 21 phút sau đó ''Yorktown'' nối tiếp theo sau. Trong khi việc lựa chọn vịnh này làm điểm xuất phát cuộc tấn công có nghĩa là những chiếc máy bay phải bay một quãng đường 200&nbsp;km (125 dặm) vượt qua [[dãy núi Owen Stanley]] - một tầm bay vượt quá các điều kiện bay tốt nhất, cách tiếp cận này đem đến sự an toàn cho lực lượng đặc nhiệm và đảm bảo sự bất ngờ.
Dòng 120:
 
Sau khi thực hiện các nhiệm vụ, các máy bay Mỹ quay trở lại tàu sân bay, và 103 máy bay trong tổng số 104 chiếc được tung ra đã quay về an toàn vào trưa hôm đó. Một chiếc SBD-2 bị bắn rơi bởi hỏa lực pháo phòng không Nhật Bản. Cuộc không kích vào Salamaua và Lae là cuộc tấn công đầu tiên của nhiều phi công trên cả hai chiếc tàu sân bay; và trong khi kết quả về độ chính xác của những trái ngư lôi và bom còn thấp so với mức đạt được trong các hoạt động sau này, chiến dịch này cung cấp cho các phi công các kinh nghiệm vô giá, cho phép họ hoạt động rất tốt trong các trận [[trận chiến biển Coral|biển Coral]] và [[trận Midway|Midway]] sau này.
[[Tập tin:Brazos AO-4 refueling Yorktown CV-5.jpg|nhỏ|phải|''Yorktown'' được tiếp nhiên liệu từ chiếc [[USS Brazos (AO-4)|''Brazos'']] tại trung Thái Bình Dương vào [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1940]].]]
Lực lượng Đặc Nhiệm TF 11 rút lui với vận tốc 20 knot (23&nbsp;mph, 37&nbsp;km/h) hướng về phía Đông Nam cho đến khi trời tối, khi các chiếc tàu chuyển hướng sang phía Đông với vận tốc 15 knot (17&nbsp;mph, 28&nbsp;km/h) và gặp gỡ Đội Đặc nhiệm TG 11.7, bốn [[tàu tuần dương hạng nặng]] và bốn tàu khu trục dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Australia [[John Crace]], nhằm hộ tống các tàu sân bay trên đường đến New Guinea.
 
''Yorktown'' tiếp tục tuần tra trên khu vực biển Coral, ở ngoài khơi cho đến tận [[tháng tư|tháng 4]], bên ngoài tầm của những chiếc máy bay Nhật đặt căn cứ trên đất liền và sẵn sàng thực hiện các hoạt động tấn công mỗi khi có cơ hội. Sau trận không kích Lae-Salamaua, tình hình tại khu vực Nam Thái Bình Dương xem ra tạm thời ổn định, và ''Yorktown'' cùng những tàu phối thuộc của Lực lượng Đặc Nhiệm TF 17 quay về cảng [[Tongatapu]] trong [[quần đảo Tonga]] vốn còn đang xây dựng để thực hiện các bảo trì cần thiết, vì nó đã ở ngoài khơi liên tục sau khi rời khỏi Trân Châu Cảng vào ngày [[14 tháng 2]].
 
Tuy nhiên, đối phương không lâu sau lại bắt đầu hành động. Theo Đô đốc Nimitz, dường như đã có "những dấu hiệu rõ ràng cho thấy quân Nhật dự định tấn công bằng đường biển vào [[port Moresby|cảng Moresby]] trong tuần lễ thứ nhất của tháng 5". Do vậy ''Yorktown'' được lệnh rời khỏi Tongatapu vào ngày [[27 tháng 4]] năm [[1942]], một lần nữa hướng về biển Coral. Lực lượng Đặc nhiệm TF 11, giờ đây dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Aubrey W. Fitch]], người thay thế Brown trên chiếc ''Lexington'', rời Trân Châu Cảng để gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 17 của Đô đốc Fletcher và tiến đến gần vị trí của nhóm ''Yorktown'', phía Tây Nam [[quần đảo New Hebrides]] vào ngày [[1 tháng 5]].
 
=== Trận chiến biển Coral ===
Dòng 159:
Các đội cứu hộ trên chiếc ''Lexington'' đã kiểm soát được các đám cháy, và chiếc tàu có thể tiếp tục các hoạt động không lực cho dù bị hư hại. Bản thân trận chiến trên không kết thúc vào giữa trưa ngày [[8 tháng 5|5]]; trong vòng một giờ, chiếc tàu sân bay đã lấy lại được thăng bằng, cho dù hơi bị thấp về phía mũi. Tuy nhiên, một vụ nổ gây ra do hơi xăng đã làm phát sinh thêm một đám cháy và phá hỏng mọi thứ bên trong tàu. ''Lexington'' bị bỏ lại lúc 17 giờ 07 phút, và sau đó bị đánh chìm bởi chiếc tàu khu trục [[USS Phelps (DD-361)|''Phelps'']].
 
Quân Nhật đã giành được một thắng lợi về phương diện chiến thuật, gây ra những thiệt hại tương đối lớn cho lực lượng Đồng Minh, nhưng với việc chặn đứng được đà xâm chiếm của quân Nhật ở khu vực Nam và Tây Nam Thái Bình Dương, phe Đồng Minh đã có được một chiến thắng về mặt chiến lược. ''Yorktown'' phải gánh chịu những hư hỏng đáng kể khiến các chuyên gia ước tính rằng phải mất ít nhất là ba tháng trong ụ tàu để có thể đưa nó trở lại tình trạng hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, không có đủ thời gian để sửa chữa nó, bởi vì theo tin tức tình báo Đồng Minh - chủ yếu là đơn vị giải mã tại Trân Châu Cảng - đã thu thập đủ thông tin từ các bức điện giải mã được của Hải quân Nhật để dự đoán rằng Nhật đang tích cực chuẩn bị cho một chiến dịch quan trọng nhắm vào đỉnh cực Tây Bắc của chuỗi quần đảo Hawaii - hai hòn đảo nhỏ trong một vũng biển san hô được biết đến dưới tên gọi là [[đảoĐảo san hô vòng Midway|Midway]].
 
=== Trận Midway ===
Dòng 168:
''Yorktown'' cũng nhận được lệnh quay về Hawaii; và nó về đến Trân Châu Cảng ngày [[27 tháng 5]]. Thực hiện một công việc gần như là kỳ diệu, công nhân của xưởng tàu đã làm việc suốt ngày đêm để thực hiện các sửa chữa đủ cho phép chiếc tàu có thể tiếp tục ra khơi. Lực lượng không quân của nó, đa số là có kinh nghiệm nhưng đã bị kiệt sức, được bổ sung bằng máy bay và phi công của chiếc ''Saratoga'' (CV-3) lúc đó còn đang hướng về vùng biển Hawaii sau khi được hiện đại hóa ở vùng bờ Tây. Sẵn sàng để tham chiến, chiếc ''Yorktown'' khởi hành như là hạt nhân của Lực lượng đặc nhiệm TF 17 vào ngày [[30 tháng 5]].
 
Về phía Đông Bắc Midway, ''Yorktown'', treo cờ hiệu của Chuẩn Đô đốc Fletcher, gặp gỡ Lực lượng đặc nhiệm TF 16 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Raymond A. Spruance]] và duy trì một khoảng cách 16&nbsp;km (10 dặm) về phía Bắc. Các chuyến bay tuần tra xuất phát từ cả Midway lẫn các tàu sân bay được thực hiện đều đặn trong những ngày đầu [[tháng sáu|tháng 6]]. Sáng sớm ngày [[4 tháng 6]] khi hừng đông vừa ló dạng, ''Yorktown'' tung ra một nhóm mười chiếc [[Douglas SBD Dauntless|Dauntless]] thuộc phi đội VB-5 tìm kiếm trong một vùng bán kính 160&nbsp;km (100 dặm) về phía Bắc nhưng không tìm thấy được gì.
 
Trong khi đó, những chiếc [[PBY]] cất cánh từ Midway đã nhìn thấy lực lượng Nhật Bản đang tiến đến gần và chuyển tiếp lệnh báo động đến các lực lượng Hoa Kỳ đang phòng thủ hòn đảo san hô chiến lược. Đô đốc Fletcher, người nắm quyền chỉ huy chiến thuật, ra lệnh cho Lực lượng Đặc nhiệm TF 16 của Đô đốc Spruance truy tìm lực lượng tàu sân bay đối phương và tấn công chúng ngay khi tìm thấy.