Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cán cân thương mại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 32 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q192796 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Cán cân thương mại''' là một mục trong [[tài khoản vãng lai]] của [[cán cân thanh toán|cán cân thanh toán quốc tế]]. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong [[xuất khẩu]] và [[nhập khẩu]] của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
 
Cán cân thương mại còn được gọi là '''xuất khẩu ròng''' hoặc '''thặng dư thương mại'''. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là '''thâm hụt thương mại'''. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận [[thương mại quốc tế]] rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả [[hàng hóa]] lẫn [[dịch vụ]].
 
== Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại ==
* [[Nhập khẩu]]: có xu hướng tăng khi [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc [[xu hướng nhập khẩu biên]] (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại [[Việt Nam]] tăng tương đối so với giá xe đạp [[Nhật Bản]] thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp [[Nhật Bản]] hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
* [[Xuất khẩu]]: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
* [[Tỷ giá hối đoái]]: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 [[Đồng (tiền)|VND]] và một bộ ấm chén tương đương của [[Trung Quốc]] có giá 33 [[Nhân dân tệ|CNY]] ([[Nhân dân tệ]]). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén [[Trung Quốc]] sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của [[Việt Nam]] là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu [[Đồng (tiền)|VND]] mất già và [[tỷ giá hối đoái]] thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại [[Việt Nam]].
 
== Tác động của cán cân thương mại đến GDP ==