Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Siddhartha (tiểu thuyết)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 26 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q457289 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 19:
"Siddhartha" nghĩa là "người đã đạt được những mục đích của mình" hoặc "anh ta là người chiến thắng." Tên của [[Phật]], trước khi xuất gia, là Hoàng tử Siddhartha Gautama (''Tất Đạt Đa Cồ Đàm''). Nhân vật chính Siddhartha trong cuốn sách không phải là Phật, mà Phật Thích Ca trong cuốn sách này được Hesse gọi là "Gotama" (''Cồ Đàm'').
 
Cuốn sách kể lại chuyện xảy ra ở [[Ấn Độ]] vào thời cổ đại vào khoảng thời gian của Phật ([[thế kỷ thứ 6 TCN]]). Truyện bắt đầu khi Siddhartha, con của một [[Bà-la-môn|Brahmin]], bỏ nhà ra đi để tham gia những nhà tu khổ hạnh cùng với người bạn thân là Govinda. Cả hai đều ra đi để tìm [[sự khai sáng]]. Siddhartha đã đi qua một chuỗi các thay đổi và tự nhận thức khi anh cố gắng đạt được mục đích này.
 
== Tóm tắt ==
{{biết trước nội dung}}
Khi Siddhartha (''Tất Đạt'', theo bản dịch của Phùng Khánh, Phùng Thăng), con trai của một [[Bà-la-môn|Brahmin]], trở nên mất lòng tin vào những lời cầu nguyện và cách sống cứng nhắc của lối sống [[Ấn Độ giáo]], anh bỏ nhà ra đi cùng với Govinda (''Thiện Hữu'', theo bản dịch của Phùng Khánh, Phùng Thăng) người bạn rất ngưỡng mộ anh ta. Họ tham dự vào nhóm của các [[samana, Punjab|samana]] ([[Sa môn]]), là những [[tỉ-khâu|nhà sư]] đi lang thang sống trong rừng và cố gắng chinh phục bản thân bằng tự kỷ luật đầu óc và các cách sống khổ hạnh. Sau ba năm sống kham khổ như vậy, hai người bạn trẻ nghe nói về [[Phật]] (''Cồ Đàm'') và từ bỏ lối sống khổ hạnh để đến nghe lời giảng của ông. Govinda tham gia vào tăng đoàn của các nhà sư Phật giáo, nhưng Siddhartha tự tin rằng chỉ có kinh nghiệm bản thân chứ không có lời dạy bên ngoài nào có thể dẫn tới kiến thức thật sự và sự khai sáng. Vào thời điểm này, Siddhartha quyết định "tự đi tìm chính mình" và nhập vào lại thế giới trần tục.
 
Không lâu sau Siddhartha đến nhà của một [[gái mại dâm|kỹ nữ]] giàu có và xinh đẹp, Kamala (''Kiều Lan''), người cũng tỏ vẻ quý mến chàng trai trẻ. Cô ta nói rằng để dạy cho chàng nghệ thuật [[tình yêu]], chàng phải đi tìm một công việc làm và quay trở về với các món tặng phẩm. Siddhartha trở thành trợ lý cho một lái buôn, Kamaswami (''Vạn Mỹ''), và trở thành một thương gia thành công. Ban đầu anh không vướng bận và có vẻ chế nhạo về cách những "người như trẻ con" hay quan trọng hóa mọi vấn đề hàng ngày, nhưng dần dần thì chính anh cũng đắm chìm trong cuộc sống cờ bạc và những mối tham lam. Cuối cùng, phiền não và mệt mỏi với cuộc đời trống rỗng với những trò chơi không đâu vào đâu, anh ta quyết định rời xa thành phố đó mãi mãi.
 
Bối rối và tuyệt vọng, Siddhartha đến bên một dòng sông và toan nhảy xuống trầm mình tự vẫn. Bỗng nhiên anh nghe dòng sông thì thầm âm thanh "Om," chính là biểu tượng [[Pháp (Phật giáo)|Dharma]] về sự thống nhất của mọi thứ trong vũ trụ này. Những người thật sự hiểu được ý nghĩa của âm thanh này là những người đã khai sáng. Tất cả những ý nghĩ muốn tự tử đều biến mất.
 
Sau một giấc ngủ dài hồi phục lại cả về thể xác lẫn tâm linh, Siddhartha gặp lại lần thứ hai người lái đò đã khai sáng, Vasudeva (''Vệ Sử''), và quyết định ở lại với ông ta. Cả hai làm việc cùng nhau như là những người đưa đò và sống trong bình yên và an phận. Cùng nhau, họ lắng nghe rất nhiều âm thanh của dòng sông, hòa lẫn nhau trong một âm thanh linh thiêng: "Om."
Dòng 42:
 
* Nguyễn Tường Bách:
: Hermann Hesse cho ta thấy muốn thấu hiểu bản chất của đời sống, con người cần phải trải nghiệm tận cùng mọi ngõ ngách của nó. Sự sống đang diễn ra trong mọi hình thái trong vũ trụ cũng chỉ vì nó cần trải nghiệm hết chính bản thân mình. “Sự sống” đó là “dòng sông” của Siddhartha mà chàng đã biết lắng nghe. Cuối cùng Siddhartha đã ngộ ra rằng “sự thật nào cũng có đối nghịch của nó và điều đối nghịch này cũng thật không kém”. Khi đã trải nghiệm và biết lắng nghe mọi hình thái của sự sống, chàng đã tự siêu việt chính mình, vượt lên thiện - ác, tốt - xấu. Đó là tư tưởng [[Bát-nhã|Bát nhã]], nói theo cách của Hermann Hesse.<ref name="sidd">Phạm Thanh Hà, [http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-hoa-Nghe-thuat/340379/Siddhartha.html Siddhartha], Tuổi Trẻ cuối tuần, 06/10/2009</ref>
*Phùng Khánh, Phùng Thăng:
:Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt....
Dòng 49:
==Bản dịch tiếng Việt==
Đã có ít nhất 2 bản dịch tiếng Việt của tác phẩm này:
* Câu chuyện dòng sông, bản dịch nổi tiếng của [[Phùng Khánh]] và Phùng Thăng dịch từ bản tiếng Anh, do Nhà xuất bản Lá Bối tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] phát hành lần đầu tiên năm 1965 (với tên đầu tiên là "'''Câu chuyện của dòng sông'''") ([http://i564.photobucket.com/albums/ss89/goosesachxua/VHNN/SP_A1001.jpg Xem hình bìa]) và tái bản năm 1966; Nhà xuất bản An Tiêm tái bản năm 1967 (từ đây đổi thành tên "Câu chuyện dòng sông") và 1970 ([http://i801.photobucket.com/albums/yy297/vuhatue1/My%20book/IMG_6486.jpg Xem hình bìa] và [http://i1161.photobucket.com/albums/q502/bansachthieunhi/truyentranh/DSCN4662.jpg],[http://i1161.photobucket.com/albums/q502/bansachthieunhi/truyentranh/DSCN4661.jpg] <ref>Hình của Gosse, Vuhatue và Nguyên Thánh, từ Diễn đàn sachxua.net</ref>).<ref>Thái Kim Lan, [http://www.tienphong.vn/van-nghe/525276/Cau-chuyen-dong-song-va-dich-gia-Phung-Khanh-tpp.html Câu chuyện dòng sông và dịch giả Phùng Khánh], Tiền Phong, 16/01/2011</ref> Nhà xuất bản Hội Nhà Văn tái bản năm 1988-1996-1998-2001 (đôi khi ghi nhầm là bản dịch của [[Bùi Giáng]]) <ref>[http://www.quangduc.com/TruyenNgan/160dongsong-13.html «Câu chuyện dòng sông » và câu chuyện của NXB Hội Nhà Văn]</ref>. Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn tái bản năm 2009 ([http://static.proguide.vn/image/2012/9/3/586_cau-chuyen-dong-song.jpg Hình bìa]).
* Siddhartha, bản dịch của Lê Chu Cầu, dịch từ bản tiếng Đức, [[Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam|Nhà xuất bản Nhã Nam]] ấn hành năm 2009.<ref name="sidd"/>