Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công đoàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 43 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q178790 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Công đoàn''' (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động) là "một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ" <ref>Webb, Sidney; Webb, Beatrice (1920). History of Trade Unionism. Longmans, Green and Co. London. ch. I</ref>
 
Trải qua ba trăm năm, các công đoàn phát triển thành nhiều dạng thức dưới sự ảnh hưởng của các [[các dạng chính phủ|thể chế chính trị]] và kinh tế. Mục tiêu và hoạt động cụ thể của các công đoàn có khác nhau, nhưng thường bao gồm:
 
* '''Cung cấp lợi ích dự phòng''': Các công đoàn thời xưa, như các [[Hội Ái hữu]] (Friendly Societies), thường cung cấp nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp [[thất nghiệp]], ốm đau, tuổi già hay chết. Ngày nay ở các nước phát triển những chức năng này được coi là thuộc về nhà nước, nhưng những quyền lợi khác như đào tạo huấn luyện, tư vấn và đại diện về luật pháp vẫn còn là những lợi ích quan trọng đối với thành viên công đoàn.
Dòng 12:
 
== Lịch sử ==
Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, hầu hết xã hội [[Phương Tây]], nhất là [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] với nhiều biến động diễn ra trước hết, chứng kiến sự chuyển đổi từ nền văn hóa trồng trọt với nền tảng sản xuất thủ công sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Bên trong cuộc chuyển mình này nhiều biến động đã thúc đẩy sự xuất hiện của công đoàn.
 
Những biến động lúc bấy giờ gây ra những lo ngại ngày càng tăng đối với thợ thủ công và các phường hội. Họ lo sợ bị chiếm mất những công việc đã ổn định từ xưa, sợ những đổi thay về lương bổng và phương thức lao động. Hơn nữa, sự bùng phát của xã hội công nghiệp đã lôi kéo phụ nữ, trẻ con, người lao động từ ruộng đồng vào lực lượng công nhân, với số lượng lớn và với những vai trò mới mẻ. Điều kiện làm việc và lương bổng không đạt tới tiêu chuẩn sống hiện đại.
 
=== Nguồn gốc và những ngày đầu lịch sử ===
Công đoàn đôi khi được xem như hậu duệ của các phường hội [[Châu Âu|Âu Châu]] trung cổ mặc dù sự liên quan giữa chúng còn đáng bàn cãi. Các phường hội trung cổ tồn tại là để bảo vệ và cải thiện kế sinh nhai của các thành viên thông qua việc kiểm soát vốn kiến thức của thợ thủ công (bí quyết nghề nghiệp) và sự phát triển của các thành viên từ thợ học việc đến thợ lành nghề, thợ giỏi, và cuối cùng thành thợ cả hay trùm thợ của cả phường nghề. Chúng cũng cung cấp chỗ ăn ở cho các thành viên, giúp họ khi đi lại để tìm việc. Các phường hội có thể hiện một số khía cạnh của công đoàn hiện đại, nhưng đồng thời cũng có các đặc điệm của các hội nghề nghiệp hay các công ty hiện đại.
 
Hơn nữa, cũng như vài hiệp hội nghề thủ công ngày nay, các phường hội rất khắt khe trong việc kết nạp thành viên và chỉ giới hạn trong số những thợ thủ công làm một nghề đặc thù nào đó. Nhiều công đoàn hiện đại có xu hướng bành trướng, thường xuyên tìm cách kết nạp nhiều loại công nhân khác nhau để tăng tầm hoạt động của toàn thể tổ chức. Một liên đoàn lao động của năm 2006 có thể chỉ gồm công nhân làm một nghề, mà cũng có thể kết hợp rất nhiều hay toàn bộ công nhân của một công ty hoặc của cả một ngành công nghiệp.
Dòng 37:
Nhiều người cho rằng đây là vấn đề công bằng, khi công nhân được phép góp chung những nguồn lực của họ vào một thực thể pháp nhân, tương tự như việc góp vốn tư bản vào các công ty.
 
Quyền gia nhập công đoàn đã được nhắc đến trong điều 23 phân đoạn 4 của bản [[Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền]] ([[Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền|UDHR]]), và được khẳng định lại trong điều 20 phân đoạn 2 rằng “Không được ép buộc bất cứ ai trong việc tham gia vào một hiệp hội”. Việc cấm đoán một người không được tham gia hay thành lập công đoàn, cũng như ép buộc một người làm việc ấy, dù là do chính phủ hay doanh nghiệp thực hiện, đều bị coi là hành vi xâm hại nhân quyền. Những lý lẽ tương tự cũng được đặt ra khi người thuê mướn phân biệt đối xử dựa trên việc có tham gia công đoàn hay không. Những mưu toan của người chủ, thường là với sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoàn, nhằm cấm đoán việc nhân viên của mình tham gia công đoàn được gọi là phá hoại công đoàn (union busting)
 
=== Chủ nghĩa Công đoàn thế kỷ XIX ===
 
Ở [[Pháp]] và [[Đức]] cũng như các quốc gia Âu Châu khác, các đảng phái chủ nghĩa xã hội và những người vô chính phủ đóng một vai trò nổi bật trong việc tạo lập và xây dựng các công đoàn, đặc biệt là kể từ những năm 1870 về sau. Ở [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] thì sự việc lại đối nghịch, các [[Công đoàn kiểu mới]] ôn hoà thống trị phong trào công đoàn kể từ giữa thế kỷ XIX và chủ nghĩa công đoàn lại mạnh hơn phong trào lao động có tính chính trị, mãi cho đến khi Công Đảng ra đời và phát triển hồi đầu thế kỷ XX.
 
== Công đoàn ngày nay ==
Dòng 51:
Trong nhiều cảnh huống khác, các công đoàn có thể không có quyền đại diện hợp pháp cho công nhân, hoặc quyền này bị đặt vấn đề. Sự thiếu vị thế của công đoàn có thể ở mức độ không được thừa nhận cho đến việc truy tố các nhà hoạt động công đoàn như tội phạm, đã có nhiều vụ việc bạo động hay chết người được ghi nhận trong lịch sử cũng như ngày nay.
 
Các công đoàn có thể tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị hay xã hội rộng lớn hơn. [[Chủ nghĩa công đoàn xã hội]] bao gồm nhiều công đoàn có thể dùng sức mạnh quốc tế để ủng hộ cho những chính sách và luật lệ xã hội có lợi cho thành viên của chúng hay cho toàn thể giới công nhân. Các công đoàn ở nhiều nước cũng kề vai sát cánh với các [[đảng phái chính trị|chính đảng]].
 
Cũng có thể mô tả các công đoàn dựa theo [[mô hình phục vụ]] hay [[mô hình tổ chức]]. Công đoàn theo mô hình phục vụ tập trung hơn vào việc duy trì quyền lợi cho công nhân, cung cấp những dịch vụ và thu xếp những bất đồng. Trong khi đó, mô hình tổ chức thường có những nhà tổ chức làm việc toàn thời gian, họ lo xây dựng nên niềm tin, những mạng lưới và những những nhà lãnh đạo mạnh mẽ trong lực lượng lao động cũng như những chiến dịch chống đối tập hợp rất nhiều thành viên công đoàn. Có nhiều công đoàn pha trộn giữa hai triết lý này, và định nghĩa về hai mô hình vẫn còn được tranh cãi.
Dòng 70:
* Hãng loại mở (open shop) khi thuê muớn hay giữ lại nhân công không phân biệt dựa trên tư cách thành viên công đoàn. Khi một công đoàn hoạt động tích cực, hãng loại mở cho phép những công nhân sắp được thuê có thể được lợi từ một sự thương lượng của công đoàn hay tập thể, mà không cần phải đóng góp vào đó.
 
Tại Anh Quốc những năm 1980, chính phủ của [[Margaret Thatcher]] đã đưa ra một loạt những bộ luật nhằm hạn chế các hãng đóng hay hãng công đoàn. Tất cả những thoả ước bắt buộc công nhân phải tham gia công đoàn nay bị coi là bất hợp pháp. Ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]], Luật Taft-Hartley năm 1947 đã đặt các hãng đóng ra ngoài vòng pháp luật, nhưng vẫn cho phép các hãng loại công đoàn trong hầu hết các bang.
 
=== Sự đa dạng của các công đoàn quốc tế ===
Do luật [http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-lao-dong-trong-cho-vao-vai-tro-cong-doan/58872 lao động] của các nước rất khác nhau nên [http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-lao-dong-trong-cho-vao-vai-tro-cong-doan/58872 chức năng công đoàn] cũng thế. Chẳng hạn như ở Đức, chỉ có các hãng mở là hợp pháp. Tất cả các hành vi phân biệt dựa trên tư cách thành viên công đoàn đều bi cấm. Điều này ảnh hưởng đến chức năng và dịch vụ của công đoàn. Hơn nữa các công đoàn Đức chiếm vai trò lớn trong những quyết định của giới quản lý bằng cách tham gia vào ban lãnh đạo công ty và cùng ra quyết định. Ở Mỹ thì không bằng như thế.
 
Ngoài ra, sự liên đới giữa các công đoàn với các chính đảng cũng khác biệt. Ở một số nước các công đoàn quan hệ chặt chẽ, thậm chí có cùng ban lãnh đạo, với một chính đảng nhằm đại diện cho quyền lợi của người lao động. Thông thường đây là một đảng cánh tả hay đảng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng có một số ngoại lệ. Ở Mỹ thì ngược lại, mặc dù đã gắn kết từ lâu với Đảng Dân chủ, phong trào công nhân không nhất quán về mặt này; hội [[Hội Ái Hữu Nghiệp Đoàn Tài xế Xe Tải Quốc Tế]] (International Brotherhood of Teamsters) ủng hộ mộ số ứng viên [[Đảng Cộng hoàhòa (Hoa Kỳ)|Đảng Cộng hòa]], và hội [[Professional Air Traffic Controllers Organization]] (PATCO) đã ủng hộ [[Ronald Reagan]] vào năm 1980 (đến năm sau Reagan đã tàn hủy PATCO, phá vỡ một cuộc [[đình công]] bằng cách đưa vào những công nhân thay thế vĩnh viễn). Ở Anh Quốc, quan hệ giữa phong trào công đoàn với [[Đảng Lao động Anh|Công Đảng Anh]] đang căng thẳng vì lãnh đạo của đảng này tiến hành các kế hoạch tư nhân hoá xung đột với nhiều thứ mà người ta coi là quyền lợi của công nhân.
 
Ở [[Tây Âu]], các hiệp hội nghề nghiệp thường thực hiện chức năng của công đoàn. Trường hợp nổi bật là hội [[Verein deutscher Ingenieure]] ở Đức. Trong những trường hợp này chúng dứng ra thương lượng cho các công nhân cổ áo trắng như bác sĩ, kỹ sư hay giáo viên. Thường thì các công đoàn kiểu này tránh tham chính, hoặc ngả theo cánh hữu nhiều hơn so với công đoàn của công nhân cổ áo xanh.
 
Cuối cùng, luật lao động ảnh hưởng đến [http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-lao-dong-trong-cho-vao-vai-tro-cong-doan/58872 vài trò của công đoàn] và các thức hoạt động của chúng. Ở nhiều nước Tây Âu, lương bổng và quyền lợi chủ yếu là do chính quyền thiết lập. Nước Mỹ có một cách tiếp cận ít can thiệp hơn, thiết lập một số mức chuẩn tối thiểu nhưng để mặc lương bổng và quyền lợi của công nhân cho các cuộc mặc cả [http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nguoi-lao-dong-trong-cho-vao-vai-tro-cong-doan/58872 tập thể và thị trường] quyết định. Trong lịch sử, Cộng hoà [[Hàn quốc]] từng chỉnh đốn việc thương lượng tập thể bằng cách bắt buộc các chủ thuê lao động phải tham gia, nhưng thương lượng tập thể chỉ hợp pháp nếu tiến hành trước tết âm lịch. Trong những [[chủ nghĩa toàn trị|chế độ toàn trị]] như [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]], các công đoàn là những cơ quan nhà nước mặc định có chức năng làm cho các công xưởng hoạt động thông suốt và hiệu quả.
 
==Xem thêm==